Tìm kiếm Blog này
3 tháng 4, 2019
16 tháng 7, 2014
29 tháng 3, 2014
Vận Động Tôn Tạo Đại Hồng Chung Phước Linh Tự
Vận Động Tôn Tạo Đại Hồng Chung Phước Linh Tự
THƯ NGỎ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
- Kính thưa chư thiện nam, thiện nữ Phật-tử gần xa
Đại hồng chung là loại chuông lớn. Chuông này còn gọi là chuông u minh, thường đánh vào lúc đầu đêm và cuối đêm. Tiếng chuông lúc đầu đêm có ý là nhắc nhở mọi người là cơn vô thường đến rất nhanh, còn tiếng chuông lúc cuối đêm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.
Nguyện tiếng chuông này ngân khắp cõi
Thiết vi ngục tối thảy xa nghe
Cõi trần trong sạch đều thông xuất
Giác ngộ sanh linh cả mọi loài
Đại Hồng chung là do Hoà Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện siêu độ cho các thần thức (linh hồn) bị đọa trong chốn địa ngục gọi là chốn U Minh.
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng
Bồ đề thêm lớn tuệ sáng ngần
Xa rời địa ngục qua hầm lửa
Nguyện thành chư phật độ chúng sanh
Với những người học đạo bước đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì tiếng chuông chùa lại có một giá trị thiêng liêng, như là tiếng gọi của Phật giúp mỗi chúng ta luôn tỉnh thức để sống trọn vẹn với những phút giây hiện tại nhiệm màu nhằm xua tan đi những khổ đau phiền lụy, thức tỉnh thế nhân và siêu độ các vong linh ( cửu huyền thất tổ ) còn đang bị đọa trong cảnh khổ đau sớm giác ngộ mà siêu sanh về cảnh giới an lành.
Với ước nguyện đó, Bổn Tự Phước Linh kêu gọi phát tâm để tổ chức đúc Đại Hồng Chung: Chiều Cao: 2m32. Đường kính miệng: 1m33, nặng: 1.510kg.
Tổng kinh phí là: 800 triệu đồng (bao gồm giá treo chuông bằng gỗ căm xe).
Chúng tôi thiết nghĩ đây là việc làm có phước báu, mang ý nghĩa rất lớn đối với đời sống thường nhựt của cá nhân và xã hội, là thức tỉnh mỗi người hãy sống với chánh niệm - đạo đức, cảnh tỉnh sự vô thường và cứu độ các chúng sanh đang đọa trong cảnh giới khổ đau. Bổn tự kêu gọi sự phát tâm hùn phước của quý Phật tử, Quý vị mạnh thường quân và quý thiện nam, tín nữ mỗi người cúng dường (hùn phước) một ký đồng để đúc nên một Đại hồng chung cúng dường Phật, cúng dường Tam Bảo .
Ngưỡng nguyện thập phương chư Phật gia hộ quý Phật tử gần xa đạo tâm kiên cố, vạn sự cát tường. Cửu huyền quá vãng nhờ công đức này siêu sanh tịnh độ.
Nam mô Công Đức Lâm Bồ tát Ma-ha-tát
Mọi sự phát tâm hỷ cúng xin liên hệ:
ĐC: PHƯỚC LINH TỰ ,Km 09 - xã Ngọc Định - huyện Định Quán - tỉnh Đồng Nai. VIỆT NAM
trụ trì : ĐĐ:Thích Phước Hiền
HOLINE : 093.4142.183
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
* - HÀ VŨ LINH ( ĐĐ: THÍCH PHƯỚC HIỀN )
* -( TÀI KHOẢN CHÙA PHƯỚC LINH )
*--VIETIN BANK :1 0 1 0 1.0 0 0.4 1 5.6 6 7 6
Ghi chú: 1Kg đồng = 430.000đ
LIÊN KẾT TẠI ĐÂY :( Danh Sách Phật Tử Phát Tâm )
XIN LƯU Ý:
Vào mỗi cuối tháng nhà chùa sẽ công bố số tịnh tài và tên Gia Đình phật tử trên diễn đàn, khi nào đủ số tịnh tại tôn tạo đại hồng chung thì nhà chùa sẽ công bố cho quý phật tử và có thiệp mời về dự lễ đúc Đại Hồng Chung,
2 tháng 3, 2014
Hai Trường Giang, Hoài Linh, Chí Tài, Trấn Thành , Hội Ngộ Danh Hài X...
Giá như ai xem cũng hiểu ý nghĩa thâm thuý và thực hành theo thì xã hội này tốt biết mấy.Nhưng trên thục tế thì đa số người ta xem rồi chỉ biets cười và khóc theo diễn viên thôi, ngoài ra thi không thực hành gì cả. Trong số đó có cả những diễn viên. Đạo đức dần mất đi trong một xã hội hiện đại
18 tháng 12, 2013
28 tháng 10, 2013
9 tháng 10, 2013
Ý Nghĩa Bất Nhị Trong Phật Giáo
Ý Nghĩa Bất Nhị Trong Phật Giáo
Ý Nghĩa Bất Nhị Trong Phật Giáo
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên. Thế giới đó bị hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Con người sống trong thế giới đó đã quá quen thuộc với các thói quen sai lầm về nhận thức, tưởng rằng đó là lẽ phải đời thường, tưởng rằng đó là khách quan nằm ngoài ý thức. Mặc dầu nhận thức này là sai lầm nhưng rất hữu dụng, tuy nhiên nó có thể đưa đến hậu quả tai hại, đó là khổ, sinh tử luân hồi. Điều đó giống như cơ học Newton rất hữu dụng trong đời thường nhưng không hoàn toàn đúng. Một điều rất nghịch lý nhưng lại có thật, đó là chính vô minh và lầm lẫn là công dụng của thế giới đời thường. Nếu chúng ta không có vô minh, không có lầm lẫn thì không thể thấy được nguyên tử là vật, không thể cảm nhận được thế giới, chỉ thấy không mà thôi. Cũng giống như nếu mắt ta không bị ảo tưởng lừa gạt, thì nhìn vào tivi chỉ thấy chấm chấm mà không thấy hình ảnh, càng không thể thấy hình ảnh chuyển động. Ảo tưởng lầm lẫn là tối cần thiết trong đời thường. Hay nói cách khác ảo tưởng lầm lẫn là nguyên lý của thế gian. Đó là lý do tại sao vô minh là mắt xích đầu tiên của chuổi thập nhị nhân duyên.
Không có số lượng về khoảng cách không gian
Chẳng hạn khoảng cách không gian từ Sài Gòn ra Hà Nội đi theo đường bộ là 1719 km, còn theo đường bay của hãng hàng không là 1274 km, khoảng cách theo đường thẳng là 1146 km. Nếu đi bộ theo đường mòn hoặc đi theo đường biển thì có nhiều con số khác nữa. Nhưng con số 1146 km dường như là khoảng cách khách quan theo đường thẳng, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải vượt qua khoảng cách đó (bằng cách bay thẳng) mới đi được từ nơi này đến nơi kia.
Tuy nhiên khoảng cách bằng đất đá đó thể rút ngắn lại khi quả đất bị một lực nào đó nén nhỏ lại. Bởi vì nguyên tử tạo thành vật chất là trống rỗng, nên nếu có lực gì đủ mạnh thì có thể nén cho nó nhỏ lại. Ví dụ mặt trời của chúng ta, hiện nay có đường kính 1.400.000 km, khi cháy hết nhiên liệu thì bị co rút lại, chỉ còn 6 km, khi đó nó sẽ trở thành một lỗ đen trong vũ trụ. Trái đất có đường kính trung bình 12.742 km thì khi bị biến thành lỗ đen, nó chỉ còn 1,8 cm đường kính. Điều đó có nghĩa là khoảng cách không gian bằng đất đá cũng không cố định. Vị trí của một quốc gia có khi cũng thay đổi. Sau trận động đất ngày 11-03-2011, đảo Honshu của Nhật Bản đã bị dời đi 2,4 mét.
Vậy còn khoảng cách không gian bằng chân không có thật hay không ? Tiến hành thí nghiệm hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) năm 2008, nhà vật lý Nicolas Gisin và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Geneva, Thuỵ Sĩ, đã chỉ ra rằng, nếu có sự truyền tín hiệu từ photon này qua photon kia, thì tốc độ truyền của các trạng thái lượng tử giữa các photon vướng víu, liên kết với nhau ở hai nơi cách xa nhau 18 km, là khoảng chừng 10 triệu lần tốc độ ánh sáng (Nature, vol 454, p 861). Điều đó quá phi lý, bởi vì theo Einstein, không có tốc độ nào vượt quá tốc độ ánh sáng (khoảng 300.000 km/giây). Như vậy chỉ có thể hiểu theo như Kinh Phật nói, khoảng cách không gian chỉ là ảo tưởng trong tâm thức mà thôi, tức là không có thật.
Vì vậy kinh điển Phật giáo thường nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” Khoảng cách không gian chỉ là tâm thức, không có thật, bất cứ khoảng cách là bao nhiêu tỉ quang niên, chỉ một niệm là đến. Kể cả đi từ vũ trụ này qua vũ trụ khác, chỉ một niệm là đến. Người bình thường chúng ta làm không được, vì tâm trí óc não của chúng ta bị trói bởi các thói quen (tập khí) sai lầm. Nếu giải thoát được, thì chỉ cần một niệm, chúng ta có thể đi tới cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, cách xa cõi ta bà này mười vạn ức cõi Phật [Di Đà Kinh 弥陀经 nói 过十万亿佛土,有世界名曰极乐] con số chỉ nói lên là vô lượng chứ không còn ý nghĩa số đếm.
Như vậy, trong hiện tượng rối lượng tử cũng như trong kinh Phật, khoảng cách không gian là không có ý nghĩa, số lượng là không có ý nghĩa. Nhiều photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, thật ra không phải nhiều (bởi vì chúng đều giống nhau như chỉ có một mà thôi) nhưng cũng không phải là một (vì rõ ràng là các khoa học gia thấy chúng có mặt ở nhiều nơi khác nhau), đó là ý nghĩa bất nhị trong Phật giáo.
Tính chất không có thật của khoảng cách không gian, ngày nay được ứng dụng rất hiệu quả trong tin học. Hiện nay chúng ta có thể gặp mặt, nói chuyện thân mật, nhìn thấy lẫn nhau, với bạn bè hay thân nhân, hoàn toàn không chút tuỳ thuộc hai người đang ở đâu trên thế giới, chỉ cần có đủ nhân duyên. Nhân duyên đó là phương tiện cần thiết, cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần một chiếc iphone, hoặc smartphone tầm trung trở lên (giá khoảng 5 triệu) có trang bị wifi hoặc 3G, hoặc một laptop hay netbook, có cài thêm Skype. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái với bạn bè ở bên kia bờ Thái Bình dương không sợ tốn tiền, bởi vì đàm thoại qua mạng internet, nếu truy cập internet bằng wifi thì hoàn toàn yên tâm, miễn phí hoàn toàn, gắn thêm tai nghe để cho thật thoải mái, không cần phải cầm điện thoại trên tay, tiếng nói rất rõ và ổn định. Chúng ta có thể nói chuyện lúc đang ngồi trong quán cà phê, lúc đang ngồi chơi trong công viên (trong công viên có lẽ phải truy cập internet bằng 3G) hoặc lúc đang đi mua sắm ở siêu thị hay đang ngồi ở nhà, đều có thể gặp nhau đàm đạo. Khoảng cách không gian xa xôi có thể nói đã bị triệt tiêu hoàn toàn.
Không có số lượng về thời gian
Pháp sư Huệ Trì là em trai của Huệ Viễn (Tổ của Tịnh Độ tông) đang ở Lư Sơn, tỉnh Giang Tây, nghe nói ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, muốn đến đó truyền pháp và xem phong cảnh núi Nga Mi. Năm Long An thứ ba đời Đông Tấn (công nguyên 399 CN), ông từ biệt Huệ Viễn đi Tứ Xuyên. Huệ Viễn khuyên em ở lại hết lời mà không được, bèn than rằng “Người đời đều thích đoàn tụ, riêng mình em thích phân ly, vì sao vậy ?” Ông đáp : “Nếu là người vướng mắc ở tình cảm, thích đoàn tụ thì không nên xuất gia. Hiện tại chúng ta đã cát ái xả dục mà cầu đạo thì nên kỳ vọng gặp nhau ở Tây phương cực lạc” Thế rồi anh em chia tay. Huệ Trì lên đường đi Tứ Xuyên một mình, từ đó không ai còn biết tung tích của ông. Kể từ lúc ông lên đường đi Tứ Xuyên vào năm 399 CN đến lúc người ta phát hiện ra ông trong bọng cây là năm 1113 CN, tức đã trải qua 714 năm. Câu chuyện như sau :
Bộ Sách Gia Thái Phổ Đăng Lục do Chính Thọ (Vân Môn tông) viết vào đời Nam Tống, quyển 22 có ghi lại một câu chuyện sau : Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông (công nguyên 1113), tại Gia Châu Tứ Xuyên (nay là huyện Lạc Sơn nơi có tượng Phật điêu khắc vào vách núi đá cao nhất thế giới) quan địa phương có biểu tâu lên triều đình : Có cây cổ thụ bị gió thổi gãy, bên trong có một lão tăng đang nhập định, râu tóc che phủ thân thể, móng tay dài bao quanh người. Hoàng đế giáng chỉ dùng cáng khiêng lão tăng đó đưa về kinh đô (thời đó là Biện Kinh, kinh đô của nhà Bắc Tống, nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Do vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) là Tổng Trì Tam Tạng dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định, mới biết đó là em trai của pháp sư Huệ Viễn ở Lư Sơn, tên là Huệ Trì, nhân đi du lãm núi Nga Mi, ngồi nhập định trong bọng cây. Hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ vẽ hình của lão tăng, và tự mình làm ba bài kệ.
Huệ Trì nhập định hơn 700 năm, tuổi thọ có thể so sánh với Bành Tổ sống 800 tuổi trong sách xưa. Tuy nhiên đó chưa phải là kỷ lục nhập định lâu nhất của người trên địa cầu. Thiền sử ghi :
Trong thời đại của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lô, La Hầu La, đều nhận lãnh lời Phật phó thác, là không nhập Niết Bàn. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” quyển 44, “Di Lặc Hạ Sinh Kinh” quyển 1, nói : “Đại Ca Diếp cũng không về cõi Niết Bàn” mà các quyển “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện”, “Đại Đường Tây Vực Ký” đều ghi Đại Ca Diếp nhập định tại núi Kê Túc (Kukkuṭapādagiri hay còn gọi là Tôn túc sơn Gradhakuta, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ, gần thành Vương Xá –Rājagaha- của nước Ma Kiệt Đà- Magadha- xưa) phát nguyện giữ thân cho đến khi Di Lặc thành Phật, khiến thân không bị hư hoại, vì vậy cho đến ngày nay, ông vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc, là người bảo trì được thân thể lâu kỷ lục trong cõi ta bà thế giới này.
Maha Ca Diếp hay Đại Ca Diếp (Mahakasyapa) là Sơ Tổ của Thiền Tông Ấn Độ, ông là đại đệ tử của Phật Thích Ca, được Phật đích thân truyền pháp Tổ Sư Thiền qua sự kiện “Niêm hoa vi tiếu”, Phật đưa cánh hoa, Maha Ca Diếp mỉm cười. Thế là đủ, vì là tâm truyền tâm, nên tất cả pháp sâu xa nhất đều được truyền. Đại Ca Diếp tuy là đệ tử của Phật nhưng ông lớn tuổi hơn Đức Phật lịch sử. Sau khi Phật nhập diệt vào năm 543 Trước CN, (năm đó được lấy làm năm đầu của Phật lịch, đến năm nay 2012 dương lịch, thì Phật lịch là 2555), Đại Ca Diếp lo làm lễ trà tỳ cho Phật xong, 3 tháng sau thì lo tổ chức kết tập kinh điển lần thứ nhất, kéo dài trong 7 tháng. Hai mươi năm sau, Đại Ca Diếp truyền tâm ấn cho A-nan, có lẽ là năm 522 TCN, ông đi vào núi Kê Túc, nhập đại định, lúc đó ông 120 tuổi. Cách đây không lâu, khoảng đầu thế kỷ 20, tiến sĩ triết học Bá Khắc Sâm, người Anh, đã được gặp tôn giả Đại Ca-Diếp tại Kê Túc Sơn, Ấn Độ, mà không biết. Sau đó theo hướng dẫn, đã quy y, trở thành tỳ kheo, đến Rangun, Myanmar thiền định và gặp lại, mới biết đó là Đại Ca Diếp.
Đại Ca Diếp nhập định từ năm 522TCN đến nay 2012 DL, đã trải qua 2534 năm, có thể nói ông là người sống lâu nhất trên thế gian này. Ông ẩn thân bên trong tảng đá lớn nên không ai có thể nhìn thấy.
Khi nhập định sâu như Đại Ca Diếp hay Huệ Trì, nhất niệm vô minh đã dừng lại, nên thời gian cũng dừng lại, vì thời gian cũng là do tâm tạo. Việc đó tương đương với việc di chuyển bằng với tốc độ ánh sáng. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một người ngồi trong phi thuyền bay với vận tốc anh sáng thì thời gian sẽ dừng lại, người đó sẽ sống vô lượng tuổi so với thời gian của trái đất. Nhưng khoa học chưa có khả năng thực nghiệm việc này, đó chỉ là lý luận. Còn Huệ Trì và Đại Ca Diếp là những người thực nghiệm, cũng đạt được hiệu ứng tương đương với lý luận khoa học. Thời hiện đại, Hư Vân hoà thượng cũng từng nhập định lâu khoảng nửa tháng mà ông chỉ cảm nhận thời gian chỉ mới chốc lát.
Câu chuyện của Huệ Trì và Đại Ca Diếp cho thấy số lượng thời gian lâu hay mau cũng là do tâm tạo chứ không có thật. Chẳng qua vì chúng ta đã quen với hạn tuổi trăm năm nên khó tin những chuyện như vậy.
Không có số lượng về vật thể hay năng lượng
Năng lượng là dạng tổng quát của vật chất. Nếu như vật chất có tới cả trăm nguyên tố khác nhau thì năng lượng có thể coi là dạng chung của tất cả các loại vật chất thông qua công thức nổi tiếng của Einstein :E= MC2
Nhưng năng lượng xuất phát từ đâu ? Theo vật lý lượng tử hiện đại, năng lượng xuất phát từ chân không lượng tử. Chân không lượng tử cũng chính là cái Không trong Phật giáo mà nhà vật lý Phạm Xuân Yêm mượn danh từ Không để diễn tả những khái niệm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Ông nói :
“Cái Không lượng tử thực là trạng thái cơ bản, là cội nguồn và chốn trở về cũng như ra đi của vạn vật. Nó không rỗng tuếch chẳng có gì mà là cái thế lắng đọng của tất cả. Chân không-Vật chất-Không gian-Thời gian chẳng sao tách biệt, cái này có là cái kia có, cái này không thì cái kia không, đó là hệ quả của Lượng tử và Tương đối! Thực thế, thuyết Tương đối hẹp liên kết Không gian và Thời gian, còn Tương đối rộng nối Vật chất với Không-Thời gian và cuối cùng Lượng tử mang Chân không về với Vật chất và như vậy kết nối cả bốn khái niệm cơ bản trên.”
Chân không lượng tử (viết gọn thành Không) là trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu, trong đó chẳng hề vẩn gợn chút vật chất kể cả điện từ trường (ánh sáng nói riêng). Do những nhiễu loạn của năng lượng trong Không mà vật chất (cùng phản vật chất) nẩy sinh, tương tác, biến chuyển, phân rã và trở về với Không, cứ thế tiếp nối vòng sinh hủy. Tuy vậy năng lượng của Không lại vô hạn theo nguyên lý bất định Heisenberg. Cực tiểu nhưng vô hạn, nghịch lý này hẳn đòi hỏi một cuộc cách mạng trong nhận thức?” (Phạm Xuân Yêm – Cái Không trong lượng tử)
Trong chân không lượng tử, Vật chất (cũng là năng lượng) cực tiểu nhưng Năng lượng lại vô hạn, đó là một nghịch lý mà lý trí duy lý của con người không thể hiểu nổi. Ta chỉ còn một cách hiểu theo Phật giáo là năng lượng cũng không có số lượng. Theo Phật giáo thì tất cả năng lượng hay vật chất đều xuất phát từ Tâm. Cái Không, hay chân không lượng tử nói theo khoa học, cũng là Tâm bất nhị.
Bậc thánh như Giê su có thể vận dụng tính chất vô hạn của năng lượng để tạo ra phép mầu. Trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilea (trên sông Jordan nay thuộc vùng Galilee Hạ) có hơn 5000 đàn ông tham dự, chưa kể đàn bà và trẻ con, họ đói. Trong số những người thân cận với ngài chỉ có 5 cái bánh và hai con cá, nhưng Giê-su có thể chia cho hơn 5000 tín đồ đến nghe giảng đạo ăn no bụng, giải tỏa cơn đói xong mà vẫn còn dư lại 12 giỏ bánh. Trong dân gian cũng có câu chuyện cái nồi Thạch Sanh đựng gạo, có thể lấy ra ăn mãi vẫn không hết. Chúng ta chỉ có một tấm ảnh, nhưng khi đưa lên internet, nó có thể được sao chép ra vô số tấm ảnh. Đây là những ví dụ về tính vô lượng hay không có số lượng của vật chất, hay năng lượng. Chỉ vì trong đời thường chúng ta không vận dụng được lý này nên “cho rằng” việc đó là hoang đường.
Trong bài Tứ pháp giới, tôi có đề cập Lý Sự vô ngại pháp giới. Nếu chân không lượng tử có năng lượng vô hạn thì việc biến ra vô lượng cái bánh cho tín đồ ăn mà Giê-su đã làm, là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Ai có đủ thần thông đều có thể làm được.
Bất nhị là tuyệt đối, không có đối đãi nhị nguyên. Bất nhị không phải là hai, nhưng cũng không phải là một. Ý nghĩa của bất nhị là tuyệt đối, tức không có đối đãi nhị nguyên. Bởi vì nếu là một sẽ đối lại với hai, với nhiều.
Nhị nguyên là những cặp phạm trù mâu thuẫn như : có và không, vật chất và tinh thần, sáng và tối, thiện và ác, hữu hạn và vô hạn, đúng và sai, quark và phản quark, electron và positron,…những cặp mâu thuẫn nhiều không kể xiết.
Nhị nguyên phát sinh khi có sự xuất hiện của chủ thể nhận thức (subject) và đối tượng bị nhận thức (object). Tâm trong Phật giáo vốn là bất nhị, bất biến, vô sanh, vô thuỷ vô chung. Nói tóm tắt là Tâm không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và số lượng, bởi vì nó là nguồn gốc của tất cả những cái đó, của vũ trụ vạn vật. Nhưng khi nào thì Tâm bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng ?
Như đã trình bày trong bài Niết Bàn và Chánh Biến Tri, về mặt công dụng Tâm là chánh biến tri, nó là nguồn năng lượng vô hạn. Nói theo khoa học thì Tâm là chân không lượng tử, là vô lượng lượng tử. Mỗi lượng tử có năng lượng được mô tả bằng công thức của Max Planck:
E = hv (E = năng lượng, h = hằng số Planck, v = tần số dao động của lượng tử)
Khi dùng electronvolt (eV) là đơn vị đo năng lượng thì:
Hằng số này có đơn vị đo là năng lượng, nhân với thời gian tính bằng giây (s = second).
Các lượng tử mà khoa học nhận thức và vận dụng cũng như diễn tả một cách cụ thể là quark, electron, photon, neutrino. Quark có nhiều loại nhưng nhiều nhất trên địa cầu là quark u (up) và quark d (down). Electron và đồng loại cũng có nhiều loại, mỗi loại có tên khác như muon, tau, nhưng chủ yếu trên địa cầu là electron. Photon là hạt ánh sáng, có khi hiện hữu dưới dạng sóng. Neutrino là hạt cực nhỏ, về mặt thực nghiệm, mới tìm thấy vào cuối thế kỷ 20. Tuyệt đại đa số vật chất trên địa cầu đều được cấu thành bởi quark u, quark d và electron. Nói chung các hạt hạ nguyên tử (hạt nhỏ hơn nguyên tử, là những thành phần cấu tạo nên nguyên tử) đều là hạt ảo. Tính chất ảo được khẳng định bởi vì không thể tách riêng chúng ra, bắt chúng dừng lại để cho ta quan sát, sờ mó, đo đếm. Chúng chỉ hiện hữu trong mối liên hệ nhân duyên chặt chẽ với nhau và cũng chỉ hiện hữu trong mối quan hệ đối đãi giữa chủ thể và đối tượng. Chủ thể có thể là người quan sát hoặc thiết bị ghi nhận. Nếu không có chủ thể thì một vật ảo như nguyên tử không tồn tại, bởi vì nó không phải là một vật có thật trong thế giới khách quan, nó chỉ tồn tại trong nhận thức của chủ thể. Một vật thể như quả táo cũng không tồn tại nếu không có người nhận thức, hay nói chính xác là nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm thể là một cấu trúc ảo bất khả tri (nói theo nhà triết học Kant). Vì là một cấu trúc ảo tức không có thật, nên nó không cản trở một cấu trúc ảo khác, chẳng hạn cái thùng sắt, như thực nghiệm di chuyển trái táo ra khỏi thùng sắt đóng kín trong đoạn phía dưới của Trương Bảo Thắng.
Nói tóm tắt, tất cả nguyên tố vật chất trên địa cầu đều là cấu trúc ảo, do các hạt ảo là quark u, quark d và electron tạo thành. Chính vì Tâm có giác tánh, nó biết kết hợp các hạt ảo theo nhiều kiểu cấu trúc khác nhau để tạo thành các nguyên tố khác nhau như oxy, hydro, nitro, carbon, sắt, đồng, chì, kẽm v.v…Rồi nó biết kết hợp bốn nguyên tố oxy, hydro, nitro và carbon thành nước và các chất hữu cơ khác. Rồi nó biết tạo thành chất sống, thành tế bào, thành các cơ quan có chức năng chuyên môn trong cơ thể sinh vật như tim, gan, phổi, ruột, xương, thịt, mỡ, máu…để duy trì sự sống cho sinh vật. Rồi nó biết tạo thành các cơ quan để sinh vật có thể liên lạc với thế giới bên ngoài như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, bộ não. Tuyệt tác phẩm mà Tâm tạo ra được là con người có bộ não phát triển, có lý trí, có tình cảm. Sinh vật cũng là một cấu trúc ảo có khả năng phát sinh ra nhất niệm vô minh. Nhiều nhất niệm vô minh khởi lên liên tục tạo thành dòng tâm niệm hay tâm thức, từ đó hình thành cái ta bao gồm thân ngũ uẩn và dòng tâm niệm. Con người trở thành một chủ thể biết tư duy vì nó có ký ức, biết ghi nhớ, biết liên kết những sự kiện riêng lẻ của Sự pháp giới lại thành Lý pháp giới.
Tóm lại, Tâm bắt đầu bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng khi nó hình thành được sinh vật có cơ thể, bắt đầu hình thành cái ta. Rồi cái ta này nhận thức các vật xung quanh thành đối tượng. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng thì không gian, thời gian và số lượng cũng đồng thời hình thành. Tâm vô lượng đã phân hoá thành vô số pháp, vô số chúng sinh, vô số vũ trụ, nói chung là Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới). Chúng sinh ở cõi Vô sắc thậm chí không còn thân ngũ uẩn mà chỉ còn dòng tâm niệm. Chúng ta đừng lấy làm lạ tại sao chúng sinh không có thân thể mà vẫn là sinh vật, đó là vì tính chất ảo, vì tánh không của pháp giới, nên chúng sinh ở Dục giới tuy có thân thể vật chất nhưng thân thể đó cũng chỉ là ảo mà thôi. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng tức đã xuất hiện nhị nguyên, xuất hiện cặp phạm trù mâu thuẫn, xuất hiện sự hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Sự hạn chế này thì chúng ta ai cũng biết. Tuy nhiên tính chất ảo của vật chất thì ít ai biết, ít ai tin. Phật pháp đã nói đến tính chất ảo hoá của vật chất từ hơn 2500 năm nay. Khoa học ngày nay cũng bắt đầu hiểu vật chất thực ra chỉ là tâm thức. Sự ảo hoá được ứng dụng rộng rãi trong máy vi tính đem lại rất nhiều điều kỳ thú cho con người hiện đại. Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.
Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).
Khi các nhà khoa học ý thức rằng vật chất không có thực thể, không có thế giới gọi là “khách quan” chỉ có thế giới chủ quan của nhà khoa học, của nhà toán học. Tuy nhiên vì có nhiều nhà khoa học có cùng ý kiến với nhau nên họ “tưởng” rằng khách quan. Cũng vì vậy đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến khủng hoảng của vật lý học. Chẳng hạn :
David Bohm (nhà vật lý Đại học London) quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded).
Năm 1962, cuốn “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” (Structure of Scientific Revolutions) của Thomas Kuhn , một trong những tác phẩm khoa học được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ 20, đã đặt dấu chấm hết cho quan điểm thực chứng logic -nền tảng của khoa học hiện đại (chủ yếu của phương Tây). Theo Kuhn, khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên-kỹ thuật, không gắn với bản thể, mà thuần túy là sản phẩm của tư duy con người. Hiện tại đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất trong giới khoa học. Theo ông, không có biện pháp khách quan để đánh giá xem các lý thuyết tiến gần đến sự thật như thế nào. Ông tự nhận mình là một người thuộc trường phái Kant nhưng “với những phạm trù chuyển dịch” (“moveable categories”). Theo Kant, các phạm trù của tư duy là điều kiện tiên quyết cho mọi sự hiểu biết hoặc tri thức. Và, người ta gán cho khoa học là quy luật của tự nhiên (tức là khách quan), nhưng thực chất thì nó chính là sản phẩm của tư duy chủ quan của con người. Kuhn cũng đồng quan điểm đó, nhưng điểm mới của ông là: các phạm trù này luôn thay đổi trong các cuộc cách mạng khoa học. Như vậy, Kuhn cho rằng: khoa học không nhất thiết mang tính hợp lý (rational).
Gần đây, năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng “Gödel & The End of Physics” (Gödel & sự kết thúc của vật lý học), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian” 11 năm trước.
Sự kết thúc của vật lý học theo Stephen Hawking là vì Kurt Gödel đã chứng minh định lý bất toàn. Vật lý học sẽ không bao giờ đi tới lý thuyết cuối cùng có thể giải thích tất cả mọi sự lý trong vũ trụ, bởi vì luôn luôn có mâu thuẫn phát sinh trong bất cứ hệ thống duy lý nào, dù cho chặt chẽ như toán học hay khoa học máy tính. Mâu thuẫn khiến không bao giờ có được lý thuyết cuối cùng hay lý thuyết giải thích được mọi thứ (Theory Of Everything – TOE).
Nếu các nhà khoa học chỉ có khả năng lý luận về tính chất chủ quan của vật chất, của khoa học, thì kỳ nhân Trương Bảo Thắng, tuy không có nhiều hiểu biết về khoa học, nhưng lại có khả năng thực nghiệm tính chất ảo tưởng của vật chất. Vì vật chất là ảo nên Trương Bảo Thắng có thể dùng ý niệm để di chuyển một vật đi xuyên qua vật rắn khác, mà cả hai vật đều không hề hấn gì. Hãy xem cuộc biểu diễn của anh. Người chủ trì cuộc biểu diễn là Trương Chấn Hoàn, chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc :
Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, trang nghiêm, vĩ đại, là nơi hội họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc Hội Trung Quốc) là nơi làm việc của Thường vụ Ủy viên Hội. Các hoạt động trọng đại của cả nước thường được cử hành tại đây. Các vị lãnh đạo Trung ương tiếp kiến khách nước ngoài và hội kiến với những nhân vật quan trọng đều tiến hành tại đây. Phàm những hoạt động được tổ chức tại đây đều có tính chất trọng yếu và quyền uy. Hôm nay, tại đại sảnh đường của Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, đèn hoa chiếu sáng, các nhà nhiếp ảnh, quay phim, ảo thuật gia, nhiều vị lãnh đạo và rất đông khán giả đều có mặt. Có người đến vì lòng hiếu kỳ, có người mang ánh mắt nghi ngờ, có người mang tâm lý vận động bài trừ, có người mang ánh mắt phủ định…tất cả vây quanh vũ đài, đợi Trương Bảo Thắng biểu diễn.
Trương Bảo Thắng cảm thấy rằng lần biểu diễn này tại Bắc Kinh không giống lần trước. Lần trước là biểu diễn hội báo, không khí hài hòa, nhưng chỉ là biểu diễn tương đối dễ dàng như thấu thị, dùng mũi nhận chữ. Còn lần này trong điều kiện cực kỳ nghiêm túc để giám định công năng của anh là thực hay giả, huống chi tại hiện trường rất nhiều người đang chuẩn bị “tìm cách phá bĩnh” nữa. Nhiều máy quay phim đặt ở các vị trí trên, dưới, bên phải, bên trái, mọi góc độ, sẵn sàng theo dõi mọi động tác của anh. Không khí thật là khẩn trương . Hạng mục biểu diễn là dùng “ý niệm di chuyển vật” Ngay cả những người tin tưởng sự tồn tại của đặc dị công năng cũng mướt mồ hôi trán thay cho Bảo Thắng, trong lòng suy nghĩ : anh ấy có làm được không ?
Biểu diễn bắt đầu. Trong một thùng sắt, bỏ vào hai trái táo (apple) vào, đậy nắp, dùng que hàn điện hàn kín. Người chủ trì để cho Trương Bảo Thắng dùng ý niệm lấy trái táo ra. Chỉ thấy anh im lặng, không gây tiếng động, trấn định tự tâm. Mọi con mắt nhìn chăm chăm vào người anh, quan sát nhất cử nhất động của anh. Một phút, hai phút, năm phút rồi mười phút trôi qua, đến khi bức màn trong não của anh xuất hiện một quả táo, anh mới dùng ý niệm mang trái táo đặt ở một góc của vũ đài. Lúc đó trên bức màn nhỏ trong não của anh không còn trái táo. Theo kinh nghiệm của anh, anh tin rằng một trái táo trong thùng sắt đã đi ra ngoài, trái kia vẫn còn trong thùng. Anh nói với mọi người : “một trái táo đã ra ngoài”. Nhiều người không tin, bởi vì họ thấy Trương Bảo Thắng trước sau vẫn đứng cách thùng sắt hơn một mét, anh hoàn toàn không chạm vào thùng sắt, trái táo làm sao ra ngoài được chứ ? Người chủ trì ra lệnh cho người mở nắp thùng sắt, mọi người đều phát hiện thiếu mất một quả táo. Bảo Thắng nói với mọi người, trái táo lấy ra đang nằm ở một góc vũ đài, người ta theo chỉ dẫn của anh, quả thật tìm thấy trái táo.
Chính lúc mọi người bàn luận sôi nổi, có người khen ngợi, có người hoài nghi, muốn tìm một khuyết điểm nào đó, một vị lãnh đạo thuộc Ban bí thư, nói : “Tôi được lãnh đạo ủy thác đến tham gia trắc nghiệm, cuộc biểu diễn vừa rồi tôi xem không rõ lắm, tôi hi vọng có thể làm một thí nghiệm ngay trên người mình”, tiếp đó ông dùng tay chỉ chiếc huy chương trên ngực mình, nói : “mời Trương Bảo Thắng dùng ý niệm mang nó đi, được không ?” Người chủ trì biết đây là người muốn vạch khuyết điểm, nên hướng về Bảo Thắng nói : “Anh thấy được không ?”. Bảo Thắng gật đầu. Chỉ thấy anh nhìn một chút chiếc huy chương trên ngực ông bí thư, mà không thấy anh đi lại gần ông ta, cự ly giữa hai người khoảng vài mét. Khán giả tại hiện trường có người nhìn ông bí thư, có người nhìn Trương Bảo Thắng, mọi người chờ đợi anh lên tiếng trả lời. Ông bí thư cũng đắc ý chờ đợi Bảo Thắng lên tiếng trả lời “được” hoặc “không được”. Không ngờ Trương Bảo Thắng không trả lời câu hỏi, chỉ nói : “di chuyển rồi”. Ông bí thư như đang mơ chợt tỉnh, vội dùng tay sờ vào trước ngực, nhưng cái huy chương đã biến đâu mất từ lúc nào, ông hoảng hốt tìm kiếm, trên dưới đều không thấy. Trương Bảo Thắng chỉ nói một câu : “huy chương đã ở trên thân người khác rồi” Không ít người lật đật mò tìm túi trên túi dưới của mình. Trong đám đông có người kêu lên : “trên người tôi có một chiếc huy chương, nó làm sao mà đeo vào được ?” Khi chiếc huy chương được chuyền đến tay ông bí thư, ông nhận ra nó ngay, đó chính là chiếc huy chương ông vừa mới đeo trên ngực. Ông bí thư bị á khẩu không nói nên lời. Người tại hiện trường còn chưa hết ý, đều hứng thú vây quanh Trương Bảo Thắng, nhiệt tình hỏi anh về cảm giác và công năng.
Khả năng kỳ lạ của Trương Bảo Thắng được các nhà khoa học Trung Quốc gọi là nhân thể đặc dị công năng. Anh đã biểu diễn rất nhiều lần cho các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc, cho các nhà khoa học, về khả năng di chuyển vật thể bằng ý niệm, khả năng dùng mũi để nhận ra chữ viết trong mảnh giấy được gấp nhỏ bỏ vào phong bì dán kín, khả năng phục nguyên một tấm danh thiếp hay bức hoạ bị nhai nát, xé nát rồi bỏ vào thau nước…anh có thể phục hồi chúng như nguyên trạng, như chưa hề bị nhai nát, xé nát.
Với khả năng phục nguyên kỳ diệu, anh có khả năng làm cho một người bị xe đụng chết, sống lại, khoẻ mạnh như chưa hề bị đụng xe. Nhưng thực tế anh không làm điều đó, vì nó vi phạm luật nhân quả, vi phạm nghiệp báo. Điều này đã có truyền thống từ ngàn xưa. Mục Kiền Liên là vị đại đệ tử của Đức Phật, có thần thông quảng đại, nhưng vẫn phải tuân theo luật nhân quả, chấp nhận để cho bọn ngoại đạo sát hại bằng cách lăn đá đè chết. Đức Phật cũng có kể câu chuyện về luật nhân quả như sau :
Lúc Đức Phật Thích Ca chưa ra đời, nơi thành Ca Tỳ La Vệ có một làng chài lưới, trong làng có một hồ lớn chứa nhiều cá. Một năm, gặp lúc hạn hán, hồ khô nước cạn, cá trong hồ đều bị dân trong làng chài bắt hết, trong đó có một con cá thật lớn. Trong làng có một đứa bé không ăn thịt cá, thấy dân làng bắt được cá lớn đặc biệt, vì tính hiếu kỳ nên tiến đến gần, tay cầm cây gỗ gõ lên đầu con cá lớn ba cái. Sau khi Phật Thích Ca chứng đạo, vua nước Ba Tư Nặc rất mến Phật pháp, cưới con gái dòng họ Thích làm vợ, sinh được một người con là thái tử Lưu Ly. Thuở nhỏ, thái tử Lưu Ly đi học ở thành Ca Tỳ La Vệ, một hôm nghịch ngợm trèo lên tòa của Phật ngồi, bị người trong dòng họ Thích bắt gặp rầy la. Thái tử Lưu Ly vì thế mà để tâm thù hận. Khi thái tử Lưu Ly lên làm vua nước Ba Tư Nặc, vì căm giận dòng họ Thích nên xuất quân vây đánh thành Ca Tỳ La Vệ, bắt dân trong làng định giết hết. Môn đệ của Đức Phật Thích Ca đều cầu xin Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích qua khỏi cơn tai ách. Đức Phật trả lời:
- Đó là định nghiệp của dòng họ Thích, không thể cứu được.
Mục Kiền Liên tôn giả, vị đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật, muốn cứu dân trong thành, tay cầm lấy bát bay lên không trung, dùng sức thần thông thu hết 500 người dòng họ Thích ra khỏi thành. Nhưng khi mở bình bát ra, thấy trên bát đều chứa đầy máu người. Chúng đệ tử hỏi Phật vì nguyên do gì sức thần thông của Mục Kiền Liên không cứu được dòng họ Thích trong thành. Đức Phật đem chuyện chài lưới của thành Ca Tỳ La Vệ bắt cá trong hồ thuật lại cho chúng đệ tử nghe. Phật nói: – Vua Lưu Ly chính là con cá lớn ngày xưa, binh lính đánh thành là những con cá trong hồ bị bắt giết. Những người bị giết trong thành Ca Tỳ La Vệ đều là những người bắt cá, ăn cá trong hồ. Đứa bé gõ vào đầu con cá lớn chính là tiền thân của ta, nên trong lúc vua Lưu Ly dẫn binh đánh thành, ta bị nhức đầu ba ngày. Thần thông cũng không thể thắng được nghiệp.
Nói cho cùng thì sống chết cũng chỉ là giả tạm, không phải thật, trên đời không có gì là thật cả. Trương Bảo Thắng chỉ biểu diễn nối liền cái đuôi bị cắt rời của con chuột bạch để chứng tỏ khả năng phục nguyên mà thôi.
Tóm lại, bất nhị trong Phật giáo có hai ý nghĩa cơ bản : bất nhị không phải là hai, cũng không phải là một, mà là không có số lượng. Bất nhị cũng có nghĩa là tuyệt đối, tức không có sự đối đãi giữa chủ thể và đối tượng. Thiền sư kiến tánh, ngộ đạo là cách nói của thế gian. Thật ra không có thiền sư cầu đạo, cũng không có cái tánh hay cái đạo để thấy, để ngộ. Mà chỉ có trở về với Tâm bất nhị vô thuỷ vô chung, không còn thấy có mình hay có tâm gì nữa cả.
Ý Nghĩa Bất Nhị Trong Phật Giáo
Không có số lượng về khoảng cách không gian
Chẳng hạn khoảng cách không gian từ Sài Gòn ra Hà Nội đi theo đường bộ là 1719 km, còn theo đường bay của hãng hàng không là 1274 km, khoảng cách theo đường thẳng là 1146 km. Nếu đi bộ theo đường mòn hoặc đi theo đường biển thì có nhiều con số khác nữa. Nhưng con số 1146 km dường như là khoảng cách khách quan theo đường thẳng, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải vượt qua khoảng cách đó (bằng cách bay thẳng) mới đi được từ nơi này đến nơi kia.
Tuy nhiên khoảng cách bằng đất đá đó thể rút ngắn lại khi quả đất bị một lực nào đó nén nhỏ lại. Bởi vì nguyên tử tạo thành vật chất là trống rỗng, nên nếu có lực gì đủ mạnh thì có thể nén cho nó nhỏ lại. Ví dụ mặt trời của chúng ta, hiện nay có đường kính 1.400.000 km, khi cháy hết nhiên liệu thì bị co rút lại, chỉ còn 6 km, khi đó nó sẽ trở thành một lỗ đen trong vũ trụ. Trái đất có đường kính trung bình 12.742 km thì khi bị biến thành lỗ đen, nó chỉ còn 1,8 cm đường kính. Điều đó có nghĩa là khoảng cách không gian bằng đất đá cũng không cố định. Vị trí của một quốc gia có khi cũng thay đổi. Sau trận động đất ngày 11-03-2011, đảo Honshu của Nhật Bản đã bị dời đi 2,4 mét.
Vậy còn khoảng cách không gian bằng chân không có thật hay không ? Tiến hành thí nghiệm hiện tượng rối lượng tử (quantum entanglement) năm 2008, nhà vật lý Nicolas Gisin và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học Geneva, Thuỵ Sĩ, đã chỉ ra rằng, nếu có sự truyền tín hiệu từ photon này qua photon kia, thì tốc độ truyền của các trạng thái lượng tử giữa các photon vướng víu, liên kết với nhau ở hai nơi cách xa nhau 18 km, là khoảng chừng 10 triệu lần tốc độ ánh sáng (Nature, vol 454, p 861). Điều đó quá phi lý, bởi vì theo Einstein, không có tốc độ nào vượt quá tốc độ ánh sáng (khoảng 300.000 km/giây). Như vậy chỉ có thể hiểu theo như Kinh Phật nói, khoảng cách không gian chỉ là ảo tưởng trong tâm thức mà thôi, tức là không có thật.
Vì vậy kinh điển Phật giáo thường nói “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” Khoảng cách không gian chỉ là tâm thức, không có thật, bất cứ khoảng cách là bao nhiêu tỉ quang niên, chỉ một niệm là đến. Kể cả đi từ vũ trụ này qua vũ trụ khác, chỉ một niệm là đến. Người bình thường chúng ta làm không được, vì tâm trí óc não của chúng ta bị trói bởi các thói quen (tập khí) sai lầm. Nếu giải thoát được, thì chỉ cần một niệm, chúng ta có thể đi tới cõi Tây phương cực lạc của Phật A Di Đà, cách xa cõi ta bà này mười vạn ức cõi Phật [Di Đà Kinh 弥陀经 nói 过十万亿佛土,有世界名曰极乐] con số chỉ nói lên là vô lượng chứ không còn ý nghĩa số đếm.
Như vậy, trong hiện tượng rối lượng tử cũng như trong kinh Phật, khoảng cách không gian là không có ý nghĩa, số lượng là không có ý nghĩa. Nhiều photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, thật ra không phải nhiều (bởi vì chúng đều giống nhau như chỉ có một mà thôi) nhưng cũng không phải là một (vì rõ ràng là các khoa học gia thấy chúng có mặt ở nhiều nơi khác nhau), đó là ý nghĩa bất nhị trong Phật giáo.
Tính chất không có thật của khoảng cách không gian, ngày nay được ứng dụng rất hiệu quả trong tin học. Hiện nay chúng ta có thể gặp mặt, nói chuyện thân mật, nhìn thấy lẫn nhau, với bạn bè hay thân nhân, hoàn toàn không chút tuỳ thuộc hai người đang ở đâu trên thế giới, chỉ cần có đủ nhân duyên. Nhân duyên đó là phương tiện cần thiết, cũng không có gì quá phức tạp, chỉ cần một chiếc iphone, hoặc smartphone tầm trung trở lên (giá khoảng 5 triệu) có trang bị wifi hoặc 3G, hoặc một laptop hay netbook, có cài thêm Skype. Chúng ta có thể nói chuyện thoải mái với bạn bè ở bên kia bờ Thái Bình dương không sợ tốn tiền, bởi vì đàm thoại qua mạng internet, nếu truy cập internet bằng wifi thì hoàn toàn yên tâm, miễn phí hoàn toàn, gắn thêm tai nghe để cho thật thoải mái, không cần phải cầm điện thoại trên tay, tiếng nói rất rõ và ổn định. Chúng ta có thể nói chuyện lúc đang ngồi trong quán cà phê, lúc đang ngồi chơi trong công viên (trong công viên có lẽ phải truy cập internet bằng 3G) hoặc lúc đang đi mua sắm ở siêu thị hay đang ngồi ở nhà, đều có thể gặp nhau đàm đạo. Khoảng cách không gian xa xôi có thể nói đã bị triệt tiêu hoàn toàn.
Không có số lượng về thời gian
Pháp sư Huệ Trì là em trai của Huệ Viễn (Tổ của Tịnh Độ tông) đang ở Lư Sơn, tỉnh Giang Tây, nghe nói ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, muốn đến đó truyền pháp và xem phong cảnh núi Nga Mi. Năm Long An thứ ba đời Đông Tấn (công nguyên 399 CN), ông từ biệt Huệ Viễn đi Tứ Xuyên. Huệ Viễn khuyên em ở lại hết lời mà không được, bèn than rằng “Người đời đều thích đoàn tụ, riêng mình em thích phân ly, vì sao vậy ?” Ông đáp : “Nếu là người vướng mắc ở tình cảm, thích đoàn tụ thì không nên xuất gia. Hiện tại chúng ta đã cát ái xả dục mà cầu đạo thì nên kỳ vọng gặp nhau ở Tây phương cực lạc” Thế rồi anh em chia tay. Huệ Trì lên đường đi Tứ Xuyên một mình, từ đó không ai còn biết tung tích của ông. Kể từ lúc ông lên đường đi Tứ Xuyên vào năm 399 CN đến lúc người ta phát hiện ra ông trong bọng cây là năm 1113 CN, tức đã trải qua 714 năm. Câu chuyện như sau :
Bộ Sách Gia Thái Phổ Đăng Lục do Chính Thọ (Vân Môn tông) viết vào đời Nam Tống, quyển 22 có ghi lại một câu chuyện sau : Năm Chính Hòa thứ ba đời Tống Huy Tông (công nguyên 1113), tại Gia Châu Tứ Xuyên (nay là huyện Lạc Sơn nơi có tượng Phật điêu khắc vào vách núi đá cao nhất thế giới) quan địa phương có biểu tâu lên triều đình : Có cây cổ thụ bị gió thổi gãy, bên trong có một lão tăng đang nhập định, râu tóc che phủ thân thể, móng tay dài bao quanh người. Hoàng đế giáng chỉ dùng cáng khiêng lão tăng đó đưa về kinh đô (thời đó là Biện Kinh, kinh đô của nhà Bắc Tống, nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam). Do vị sư người Tây Thiên (Ấn Độ) là Tổng Trì Tam Tạng dùng chiếc khánh đồng đánh lên để làm cho lão tăng xuất định, mới biết đó là em trai của pháp sư Huệ Viễn ở Lư Sơn, tên là Huệ Trì, nhân đi du lãm núi Nga Mi, ngồi nhập định trong bọng cây. Hoàng đế ra lệnh cho họa sĩ vẽ hình của lão tăng, và tự mình làm ba bài kệ.
Huệ Trì nhập định hơn 700 năm, tuổi thọ có thể so sánh với Bành Tổ sống 800 tuổi trong sách xưa. Tuy nhiên đó chưa phải là kỷ lục nhập định lâu nhất của người trên địa cầu. Thiền sử ghi :
Trong thời đại của Đức Phật, Ma Ha Ca Diếp, Quân Đồ Bát Thán, Tân Đầu Lô, La Hầu La, đều nhận lãnh lời Phật phó thác, là không nhập Niết Bàn. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” quyển 44, “Di Lặc Hạ Sinh Kinh” quyển 1, nói : “Đại Ca Diếp cũng không về cõi Niết Bàn” mà các quyển “Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện”, “Đại Đường Tây Vực Ký” đều ghi Đại Ca Diếp nhập định tại núi Kê Túc (Kukkuṭapādagiri hay còn gọi là Tôn túc sơn Gradhakuta, nay thuộc bang Bihar, Ấn Độ, gần thành Vương Xá –Rājagaha- của nước Ma Kiệt Đà- Magadha- xưa) phát nguyện giữ thân cho đến khi Di Lặc thành Phật, khiến thân không bị hư hoại, vì vậy cho đến ngày nay, ông vẫn còn nhập định tại núi Kê Túc, là người bảo trì được thân thể lâu kỷ lục trong cõi ta bà thế giới này.
Maha Ca Diếp hay Đại Ca Diếp (Mahakasyapa) là Sơ Tổ của Thiền Tông Ấn Độ, ông là đại đệ tử của Phật Thích Ca, được Phật đích thân truyền pháp Tổ Sư Thiền qua sự kiện “Niêm hoa vi tiếu”, Phật đưa cánh hoa, Maha Ca Diếp mỉm cười. Thế là đủ, vì là tâm truyền tâm, nên tất cả pháp sâu xa nhất đều được truyền. Đại Ca Diếp tuy là đệ tử của Phật nhưng ông lớn tuổi hơn Đức Phật lịch sử. Sau khi Phật nhập diệt vào năm 543 Trước CN, (năm đó được lấy làm năm đầu của Phật lịch, đến năm nay 2012 dương lịch, thì Phật lịch là 2555), Đại Ca Diếp lo làm lễ trà tỳ cho Phật xong, 3 tháng sau thì lo tổ chức kết tập kinh điển lần thứ nhất, kéo dài trong 7 tháng. Hai mươi năm sau, Đại Ca Diếp truyền tâm ấn cho A-nan, có lẽ là năm 522 TCN, ông đi vào núi Kê Túc, nhập đại định, lúc đó ông 120 tuổi. Cách đây không lâu, khoảng đầu thế kỷ 20, tiến sĩ triết học Bá Khắc Sâm, người Anh, đã được gặp tôn giả Đại Ca-Diếp tại Kê Túc Sơn, Ấn Độ, mà không biết. Sau đó theo hướng dẫn, đã quy y, trở thành tỳ kheo, đến Rangun, Myanmar thiền định và gặp lại, mới biết đó là Đại Ca Diếp.
Đại Ca Diếp nhập định từ năm 522TCN đến nay 2012 DL, đã trải qua 2534 năm, có thể nói ông là người sống lâu nhất trên thế gian này. Ông ẩn thân bên trong tảng đá lớn nên không ai có thể nhìn thấy.
Khi nhập định sâu như Đại Ca Diếp hay Huệ Trì, nhất niệm vô minh đã dừng lại, nên thời gian cũng dừng lại, vì thời gian cũng là do tâm tạo. Việc đó tương đương với việc di chuyển bằng với tốc độ ánh sáng. Theo thuyết tương đối của Einstein, nếu một người ngồi trong phi thuyền bay với vận tốc anh sáng thì thời gian sẽ dừng lại, người đó sẽ sống vô lượng tuổi so với thời gian của trái đất. Nhưng khoa học chưa có khả năng thực nghiệm việc này, đó chỉ là lý luận. Còn Huệ Trì và Đại Ca Diếp là những người thực nghiệm, cũng đạt được hiệu ứng tương đương với lý luận khoa học. Thời hiện đại, Hư Vân hoà thượng cũng từng nhập định lâu khoảng nửa tháng mà ông chỉ cảm nhận thời gian chỉ mới chốc lát.
Câu chuyện của Huệ Trì và Đại Ca Diếp cho thấy số lượng thời gian lâu hay mau cũng là do tâm tạo chứ không có thật. Chẳng qua vì chúng ta đã quen với hạn tuổi trăm năm nên khó tin những chuyện như vậy.
Không có số lượng về vật thể hay năng lượng
Năng lượng là dạng tổng quát của vật chất. Nếu như vật chất có tới cả trăm nguyên tố khác nhau thì năng lượng có thể coi là dạng chung của tất cả các loại vật chất thông qua công thức nổi tiếng của Einstein :E= MC2
Nhưng năng lượng xuất phát từ đâu ? Theo vật lý lượng tử hiện đại, năng lượng xuất phát từ chân không lượng tử. Chân không lượng tử cũng chính là cái Không trong Phật giáo mà nhà vật lý Phạm Xuân Yêm mượn danh từ Không để diễn tả những khái niệm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Ông nói :
“Cái Không lượng tử thực là trạng thái cơ bản, là cội nguồn và chốn trở về cũng như ra đi của vạn vật. Nó không rỗng tuếch chẳng có gì mà là cái thế lắng đọng của tất cả. Chân không-Vật chất-Không gian-Thời gian chẳng sao tách biệt, cái này có là cái kia có, cái này không thì cái kia không, đó là hệ quả của Lượng tử và Tương đối! Thực thế, thuyết Tương đối hẹp liên kết Không gian và Thời gian, còn Tương đối rộng nối Vật chất với Không-Thời gian và cuối cùng Lượng tử mang Chân không về với Vật chất và như vậy kết nối cả bốn khái niệm cơ bản trên.”
Chân không lượng tử (viết gọn thành Không) là trạng thái cơ bản tận cùng của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa, mang năng lượng cực tiểu, trong đó chẳng hề vẩn gợn chút vật chất kể cả điện từ trường (ánh sáng nói riêng). Do những nhiễu loạn của năng lượng trong Không mà vật chất (cùng phản vật chất) nẩy sinh, tương tác, biến chuyển, phân rã và trở về với Không, cứ thế tiếp nối vòng sinh hủy. Tuy vậy năng lượng của Không lại vô hạn theo nguyên lý bất định Heisenberg. Cực tiểu nhưng vô hạn, nghịch lý này hẳn đòi hỏi một cuộc cách mạng trong nhận thức?” (Phạm Xuân Yêm – Cái Không trong lượng tử)
Trong chân không lượng tử, Vật chất (cũng là năng lượng) cực tiểu nhưng Năng lượng lại vô hạn, đó là một nghịch lý mà lý trí duy lý của con người không thể hiểu nổi. Ta chỉ còn một cách hiểu theo Phật giáo là năng lượng cũng không có số lượng. Theo Phật giáo thì tất cả năng lượng hay vật chất đều xuất phát từ Tâm. Cái Không, hay chân không lượng tử nói theo khoa học, cũng là Tâm bất nhị.
Bậc thánh như Giê su có thể vận dụng tính chất vô hạn của năng lượng để tạo ra phép mầu. Trong một buổi giảng đạo bên hồ Galilea (trên sông Jordan nay thuộc vùng Galilee Hạ) có hơn 5000 đàn ông tham dự, chưa kể đàn bà và trẻ con, họ đói. Trong số những người thân cận với ngài chỉ có 5 cái bánh và hai con cá, nhưng Giê-su có thể chia cho hơn 5000 tín đồ đến nghe giảng đạo ăn no bụng, giải tỏa cơn đói xong mà vẫn còn dư lại 12 giỏ bánh. Trong dân gian cũng có câu chuyện cái nồi Thạch Sanh đựng gạo, có thể lấy ra ăn mãi vẫn không hết. Chúng ta chỉ có một tấm ảnh, nhưng khi đưa lên internet, nó có thể được sao chép ra vô số tấm ảnh. Đây là những ví dụ về tính vô lượng hay không có số lượng của vật chất, hay năng lượng. Chỉ vì trong đời thường chúng ta không vận dụng được lý này nên “cho rằng” việc đó là hoang đường.
Trong bài Tứ pháp giới, tôi có đề cập Lý Sự vô ngại pháp giới. Nếu chân không lượng tử có năng lượng vô hạn thì việc biến ra vô lượng cái bánh cho tín đồ ăn mà Giê-su đã làm, là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Ai có đủ thần thông đều có thể làm được.
Bất nhị là tuyệt đối, không có đối đãi nhị nguyên. Bất nhị không phải là hai, nhưng cũng không phải là một. Ý nghĩa của bất nhị là tuyệt đối, tức không có đối đãi nhị nguyên. Bởi vì nếu là một sẽ đối lại với hai, với nhiều.
Nhị nguyên là những cặp phạm trù mâu thuẫn như : có và không, vật chất và tinh thần, sáng và tối, thiện và ác, hữu hạn và vô hạn, đúng và sai, quark và phản quark, electron và positron,…những cặp mâu thuẫn nhiều không kể xiết.
Nhị nguyên phát sinh khi có sự xuất hiện của chủ thể nhận thức (subject) và đối tượng bị nhận thức (object). Tâm trong Phật giáo vốn là bất nhị, bất biến, vô sanh, vô thuỷ vô chung. Nói tóm tắt là Tâm không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và số lượng, bởi vì nó là nguồn gốc của tất cả những cái đó, của vũ trụ vạn vật. Nhưng khi nào thì Tâm bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng ?
Như đã trình bày trong bài Niết Bàn và Chánh Biến Tri, về mặt công dụng Tâm là chánh biến tri, nó là nguồn năng lượng vô hạn. Nói theo khoa học thì Tâm là chân không lượng tử, là vô lượng lượng tử. Mỗi lượng tử có năng lượng được mô tả bằng công thức của Max Planck:
E = hv (E = năng lượng, h = hằng số Planck, v = tần số dao động của lượng tử)
Khi dùng electronvolt (eV) là đơn vị đo năng lượng thì:
Hằng số này có đơn vị đo là năng lượng, nhân với thời gian tính bằng giây (s = second).
Các lượng tử mà khoa học nhận thức và vận dụng cũng như diễn tả một cách cụ thể là quark, electron, photon, neutrino. Quark có nhiều loại nhưng nhiều nhất trên địa cầu là quark u (up) và quark d (down). Electron và đồng loại cũng có nhiều loại, mỗi loại có tên khác như muon, tau, nhưng chủ yếu trên địa cầu là electron. Photon là hạt ánh sáng, có khi hiện hữu dưới dạng sóng. Neutrino là hạt cực nhỏ, về mặt thực nghiệm, mới tìm thấy vào cuối thế kỷ 20. Tuyệt đại đa số vật chất trên địa cầu đều được cấu thành bởi quark u, quark d và electron. Nói chung các hạt hạ nguyên tử (hạt nhỏ hơn nguyên tử, là những thành phần cấu tạo nên nguyên tử) đều là hạt ảo. Tính chất ảo được khẳng định bởi vì không thể tách riêng chúng ra, bắt chúng dừng lại để cho ta quan sát, sờ mó, đo đếm. Chúng chỉ hiện hữu trong mối liên hệ nhân duyên chặt chẽ với nhau và cũng chỉ hiện hữu trong mối quan hệ đối đãi giữa chủ thể và đối tượng. Chủ thể có thể là người quan sát hoặc thiết bị ghi nhận. Nếu không có chủ thể thì một vật ảo như nguyên tử không tồn tại, bởi vì nó không phải là một vật có thật trong thế giới khách quan, nó chỉ tồn tại trong nhận thức của chủ thể. Một vật thể như quả táo cũng không tồn tại nếu không có người nhận thức, hay nói chính xác là nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm thể là một cấu trúc ảo bất khả tri (nói theo nhà triết học Kant). Vì là một cấu trúc ảo tức không có thật, nên nó không cản trở một cấu trúc ảo khác, chẳng hạn cái thùng sắt, như thực nghiệm di chuyển trái táo ra khỏi thùng sắt đóng kín trong đoạn phía dưới của Trương Bảo Thắng.
Nói tóm tắt, tất cả nguyên tố vật chất trên địa cầu đều là cấu trúc ảo, do các hạt ảo là quark u, quark d và electron tạo thành. Chính vì Tâm có giác tánh, nó biết kết hợp các hạt ảo theo nhiều kiểu cấu trúc khác nhau để tạo thành các nguyên tố khác nhau như oxy, hydro, nitro, carbon, sắt, đồng, chì, kẽm v.v…Rồi nó biết kết hợp bốn nguyên tố oxy, hydro, nitro và carbon thành nước và các chất hữu cơ khác. Rồi nó biết tạo thành chất sống, thành tế bào, thành các cơ quan có chức năng chuyên môn trong cơ thể sinh vật như tim, gan, phổi, ruột, xương, thịt, mỡ, máu…để duy trì sự sống cho sinh vật. Rồi nó biết tạo thành các cơ quan để sinh vật có thể liên lạc với thế giới bên ngoài như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, bộ não. Tuyệt tác phẩm mà Tâm tạo ra được là con người có bộ não phát triển, có lý trí, có tình cảm. Sinh vật cũng là một cấu trúc ảo có khả năng phát sinh ra nhất niệm vô minh. Nhiều nhất niệm vô minh khởi lên liên tục tạo thành dòng tâm niệm hay tâm thức, từ đó hình thành cái ta bao gồm thân ngũ uẩn và dòng tâm niệm. Con người trở thành một chủ thể biết tư duy vì nó có ký ức, biết ghi nhớ, biết liên kết những sự kiện riêng lẻ của Sự pháp giới lại thành Lý pháp giới.
Tóm lại, Tâm bắt đầu bị phân hoá thành chủ thể và đối tượng khi nó hình thành được sinh vật có cơ thể, bắt đầu hình thành cái ta. Rồi cái ta này nhận thức các vật xung quanh thành đối tượng. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng thì không gian, thời gian và số lượng cũng đồng thời hình thành. Tâm vô lượng đã phân hoá thành vô số pháp, vô số chúng sinh, vô số vũ trụ, nói chung là Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới). Chúng sinh ở cõi Vô sắc thậm chí không còn thân ngũ uẩn mà chỉ còn dòng tâm niệm. Chúng ta đừng lấy làm lạ tại sao chúng sinh không có thân thể mà vẫn là sinh vật, đó là vì tính chất ảo, vì tánh không của pháp giới, nên chúng sinh ở Dục giới tuy có thân thể vật chất nhưng thân thể đó cũng chỉ là ảo mà thôi. Khi đã xuất hiện chủ thể và đối tượng tức đã xuất hiện nhị nguyên, xuất hiện cặp phạm trù mâu thuẫn, xuất hiện sự hạn chế về không gian, thời gian và số lượng. Sự hạn chế này thì chúng ta ai cũng biết. Tuy nhiên tính chất ảo của vật chất thì ít ai biết, ít ai tin. Phật pháp đã nói đến tính chất ảo hoá của vật chất từ hơn 2500 năm nay. Khoa học ngày nay cũng bắt đầu hiểu vật chất thực ra chỉ là tâm thức. Sự ảo hoá được ứng dụng rộng rãi trong máy vi tính đem lại rất nhiều điều kỳ thú cho con người hiện đại. Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể. Các khoa học gia hàng đầu trên thế giới bắt đầu hiểu rằng chỉ có vật ở trong tâm thức, không có vật ở ngoài tâm thức, cho nên trong thực nghiệm khoa học không thể tách riêng chủ thể và đối tượng. Vô hình trung, khoa học cũng đề cập tới lý bất nhị.
Von Neumann (1903-1957 nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu : “Nothing would be real unless consciousness exists, that all real things are constituents of consciousness – which is a complete reversal of materialism” (Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật).
Eugene Wigner (1902-1995 nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) viết : “The very study of the external world led to the conclusion that the content of the consciousness is an ultimate reality. Particles only exist when observed, and so the reality of particles entails that consciousness is a fundamental element of reality” (Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại).
Khi các nhà khoa học ý thức rằng vật chất không có thực thể, không có thế giới gọi là “khách quan” chỉ có thế giới chủ quan của nhà khoa học, của nhà toán học. Tuy nhiên vì có nhiều nhà khoa học có cùng ý kiến với nhau nên họ “tưởng” rằng khách quan. Cũng vì vậy đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến khủng hoảng của vật lý học. Chẳng hạn :
David Bohm (nhà vật lý Đại học London) quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded).
Năm 1962, cuốn “Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học” (Structure of Scientific Revolutions) của Thomas Kuhn , một trong những tác phẩm khoa học được trích dẫn nhiều nhất của thế kỷ 20, đã đặt dấu chấm hết cho quan điểm thực chứng logic -nền tảng của khoa học hiện đại (chủ yếu của phương Tây). Theo Kuhn, khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên-kỹ thuật, không gắn với bản thể, mà thuần túy là sản phẩm của tư duy con người. Hiện tại đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất trong giới khoa học. Theo ông, không có biện pháp khách quan để đánh giá xem các lý thuyết tiến gần đến sự thật như thế nào. Ông tự nhận mình là một người thuộc trường phái Kant nhưng “với những phạm trù chuyển dịch” (“moveable categories”). Theo Kant, các phạm trù của tư duy là điều kiện tiên quyết cho mọi sự hiểu biết hoặc tri thức. Và, người ta gán cho khoa học là quy luật của tự nhiên (tức là khách quan), nhưng thực chất thì nó chính là sản phẩm của tư duy chủ quan của con người. Kuhn cũng đồng quan điểm đó, nhưng điểm mới của ông là: các phạm trù này luôn thay đổi trong các cuộc cách mạng khoa học. Như vậy, Kuhn cho rằng: khoa học không nhất thiết mang tính hợp lý (rational).
Gần đây, năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng “Gödel & The End of Physics” (Gödel & sự kết thúc của vật lý học), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian” 11 năm trước.
Sự kết thúc của vật lý học theo Stephen Hawking là vì Kurt Gödel đã chứng minh định lý bất toàn. Vật lý học sẽ không bao giờ đi tới lý thuyết cuối cùng có thể giải thích tất cả mọi sự lý trong vũ trụ, bởi vì luôn luôn có mâu thuẫn phát sinh trong bất cứ hệ thống duy lý nào, dù cho chặt chẽ như toán học hay khoa học máy tính. Mâu thuẫn khiến không bao giờ có được lý thuyết cuối cùng hay lý thuyết giải thích được mọi thứ (Theory Of Everything – TOE).
Nếu các nhà khoa học chỉ có khả năng lý luận về tính chất chủ quan của vật chất, của khoa học, thì kỳ nhân Trương Bảo Thắng, tuy không có nhiều hiểu biết về khoa học, nhưng lại có khả năng thực nghiệm tính chất ảo tưởng của vật chất. Vì vật chất là ảo nên Trương Bảo Thắng có thể dùng ý niệm để di chuyển một vật đi xuyên qua vật rắn khác, mà cả hai vật đều không hề hấn gì. Hãy xem cuộc biểu diễn của anh. Người chủ trì cuộc biểu diễn là Trương Chấn Hoàn, chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc :
Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, trang nghiêm, vĩ đại, là nơi hội họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc Hội Trung Quốc) là nơi làm việc của Thường vụ Ủy viên Hội. Các hoạt động trọng đại của cả nước thường được cử hành tại đây. Các vị lãnh đạo Trung ương tiếp kiến khách nước ngoài và hội kiến với những nhân vật quan trọng đều tiến hành tại đây. Phàm những hoạt động được tổ chức tại đây đều có tính chất trọng yếu và quyền uy. Hôm nay, tại đại sảnh đường của Bắc Kinh Nhân Dân Đại Hội Đường, đèn hoa chiếu sáng, các nhà nhiếp ảnh, quay phim, ảo thuật gia, nhiều vị lãnh đạo và rất đông khán giả đều có mặt. Có người đến vì lòng hiếu kỳ, có người mang ánh mắt nghi ngờ, có người mang tâm lý vận động bài trừ, có người mang ánh mắt phủ định…tất cả vây quanh vũ đài, đợi Trương Bảo Thắng biểu diễn.
Trương Bảo Thắng cảm thấy rằng lần biểu diễn này tại Bắc Kinh không giống lần trước. Lần trước là biểu diễn hội báo, không khí hài hòa, nhưng chỉ là biểu diễn tương đối dễ dàng như thấu thị, dùng mũi nhận chữ. Còn lần này trong điều kiện cực kỳ nghiêm túc để giám định công năng của anh là thực hay giả, huống chi tại hiện trường rất nhiều người đang chuẩn bị “tìm cách phá bĩnh” nữa. Nhiều máy quay phim đặt ở các vị trí trên, dưới, bên phải, bên trái, mọi góc độ, sẵn sàng theo dõi mọi động tác của anh. Không khí thật là khẩn trương . Hạng mục biểu diễn là dùng “ý niệm di chuyển vật” Ngay cả những người tin tưởng sự tồn tại của đặc dị công năng cũng mướt mồ hôi trán thay cho Bảo Thắng, trong lòng suy nghĩ : anh ấy có làm được không ?
Biểu diễn bắt đầu. Trong một thùng sắt, bỏ vào hai trái táo (apple) vào, đậy nắp, dùng que hàn điện hàn kín. Người chủ trì để cho Trương Bảo Thắng dùng ý niệm lấy trái táo ra. Chỉ thấy anh im lặng, không gây tiếng động, trấn định tự tâm. Mọi con mắt nhìn chăm chăm vào người anh, quan sát nhất cử nhất động của anh. Một phút, hai phút, năm phút rồi mười phút trôi qua, đến khi bức màn trong não của anh xuất hiện một quả táo, anh mới dùng ý niệm mang trái táo đặt ở một góc của vũ đài. Lúc đó trên bức màn nhỏ trong não của anh không còn trái táo. Theo kinh nghiệm của anh, anh tin rằng một trái táo trong thùng sắt đã đi ra ngoài, trái kia vẫn còn trong thùng. Anh nói với mọi người : “một trái táo đã ra ngoài”. Nhiều người không tin, bởi vì họ thấy Trương Bảo Thắng trước sau vẫn đứng cách thùng sắt hơn một mét, anh hoàn toàn không chạm vào thùng sắt, trái táo làm sao ra ngoài được chứ ? Người chủ trì ra lệnh cho người mở nắp thùng sắt, mọi người đều phát hiện thiếu mất một quả táo. Bảo Thắng nói với mọi người, trái táo lấy ra đang nằm ở một góc vũ đài, người ta theo chỉ dẫn của anh, quả thật tìm thấy trái táo.
Chính lúc mọi người bàn luận sôi nổi, có người khen ngợi, có người hoài nghi, muốn tìm một khuyết điểm nào đó, một vị lãnh đạo thuộc Ban bí thư, nói : “Tôi được lãnh đạo ủy thác đến tham gia trắc nghiệm, cuộc biểu diễn vừa rồi tôi xem không rõ lắm, tôi hi vọng có thể làm một thí nghiệm ngay trên người mình”, tiếp đó ông dùng tay chỉ chiếc huy chương trên ngực mình, nói : “mời Trương Bảo Thắng dùng ý niệm mang nó đi, được không ?” Người chủ trì biết đây là người muốn vạch khuyết điểm, nên hướng về Bảo Thắng nói : “Anh thấy được không ?”. Bảo Thắng gật đầu. Chỉ thấy anh nhìn một chút chiếc huy chương trên ngực ông bí thư, mà không thấy anh đi lại gần ông ta, cự ly giữa hai người khoảng vài mét. Khán giả tại hiện trường có người nhìn ông bí thư, có người nhìn Trương Bảo Thắng, mọi người chờ đợi anh lên tiếng trả lời. Ông bí thư cũng đắc ý chờ đợi Bảo Thắng lên tiếng trả lời “được” hoặc “không được”. Không ngờ Trương Bảo Thắng không trả lời câu hỏi, chỉ nói : “di chuyển rồi”. Ông bí thư như đang mơ chợt tỉnh, vội dùng tay sờ vào trước ngực, nhưng cái huy chương đã biến đâu mất từ lúc nào, ông hoảng hốt tìm kiếm, trên dưới đều không thấy. Trương Bảo Thắng chỉ nói một câu : “huy chương đã ở trên thân người khác rồi” Không ít người lật đật mò tìm túi trên túi dưới của mình. Trong đám đông có người kêu lên : “trên người tôi có một chiếc huy chương, nó làm sao mà đeo vào được ?” Khi chiếc huy chương được chuyền đến tay ông bí thư, ông nhận ra nó ngay, đó chính là chiếc huy chương ông vừa mới đeo trên ngực. Ông bí thư bị á khẩu không nói nên lời. Người tại hiện trường còn chưa hết ý, đều hứng thú vây quanh Trương Bảo Thắng, nhiệt tình hỏi anh về cảm giác và công năng.
Khả năng kỳ lạ của Trương Bảo Thắng được các nhà khoa học Trung Quốc gọi là nhân thể đặc dị công năng. Anh đã biểu diễn rất nhiều lần cho các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc, cho các nhà khoa học, về khả năng di chuyển vật thể bằng ý niệm, khả năng dùng mũi để nhận ra chữ viết trong mảnh giấy được gấp nhỏ bỏ vào phong bì dán kín, khả năng phục nguyên một tấm danh thiếp hay bức hoạ bị nhai nát, xé nát rồi bỏ vào thau nước…anh có thể phục hồi chúng như nguyên trạng, như chưa hề bị nhai nát, xé nát.
Với khả năng phục nguyên kỳ diệu, anh có khả năng làm cho một người bị xe đụng chết, sống lại, khoẻ mạnh như chưa hề bị đụng xe. Nhưng thực tế anh không làm điều đó, vì nó vi phạm luật nhân quả, vi phạm nghiệp báo. Điều này đã có truyền thống từ ngàn xưa. Mục Kiền Liên là vị đại đệ tử của Đức Phật, có thần thông quảng đại, nhưng vẫn phải tuân theo luật nhân quả, chấp nhận để cho bọn ngoại đạo sát hại bằng cách lăn đá đè chết. Đức Phật cũng có kể câu chuyện về luật nhân quả như sau :
Lúc Đức Phật Thích Ca chưa ra đời, nơi thành Ca Tỳ La Vệ có một làng chài lưới, trong làng có một hồ lớn chứa nhiều cá. Một năm, gặp lúc hạn hán, hồ khô nước cạn, cá trong hồ đều bị dân trong làng chài bắt hết, trong đó có một con cá thật lớn. Trong làng có một đứa bé không ăn thịt cá, thấy dân làng bắt được cá lớn đặc biệt, vì tính hiếu kỳ nên tiến đến gần, tay cầm cây gỗ gõ lên đầu con cá lớn ba cái. Sau khi Phật Thích Ca chứng đạo, vua nước Ba Tư Nặc rất mến Phật pháp, cưới con gái dòng họ Thích làm vợ, sinh được một người con là thái tử Lưu Ly. Thuở nhỏ, thái tử Lưu Ly đi học ở thành Ca Tỳ La Vệ, một hôm nghịch ngợm trèo lên tòa của Phật ngồi, bị người trong dòng họ Thích bắt gặp rầy la. Thái tử Lưu Ly vì thế mà để tâm thù hận. Khi thái tử Lưu Ly lên làm vua nước Ba Tư Nặc, vì căm giận dòng họ Thích nên xuất quân vây đánh thành Ca Tỳ La Vệ, bắt dân trong làng định giết hết. Môn đệ của Đức Phật Thích Ca đều cầu xin Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích qua khỏi cơn tai ách. Đức Phật trả lời:
- Đó là định nghiệp của dòng họ Thích, không thể cứu được.
Mục Kiền Liên tôn giả, vị đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật, muốn cứu dân trong thành, tay cầm lấy bát bay lên không trung, dùng sức thần thông thu hết 500 người dòng họ Thích ra khỏi thành. Nhưng khi mở bình bát ra, thấy trên bát đều chứa đầy máu người. Chúng đệ tử hỏi Phật vì nguyên do gì sức thần thông của Mục Kiền Liên không cứu được dòng họ Thích trong thành. Đức Phật đem chuyện chài lưới của thành Ca Tỳ La Vệ bắt cá trong hồ thuật lại cho chúng đệ tử nghe. Phật nói: – Vua Lưu Ly chính là con cá lớn ngày xưa, binh lính đánh thành là những con cá trong hồ bị bắt giết. Những người bị giết trong thành Ca Tỳ La Vệ đều là những người bắt cá, ăn cá trong hồ. Đứa bé gõ vào đầu con cá lớn chính là tiền thân của ta, nên trong lúc vua Lưu Ly dẫn binh đánh thành, ta bị nhức đầu ba ngày. Thần thông cũng không thể thắng được nghiệp.
Nói cho cùng thì sống chết cũng chỉ là giả tạm, không phải thật, trên đời không có gì là thật cả. Trương Bảo Thắng chỉ biểu diễn nối liền cái đuôi bị cắt rời của con chuột bạch để chứng tỏ khả năng phục nguyên mà thôi.
Tóm lại, bất nhị trong Phật giáo có hai ý nghĩa cơ bản : bất nhị không phải là hai, cũng không phải là một, mà là không có số lượng. Bất nhị cũng có nghĩa là tuyệt đối, tức không có sự đối đãi giữa chủ thể và đối tượng. Thiền sư kiến tánh, ngộ đạo là cách nói của thế gian. Thật ra không có thiền sư cầu đạo, cũng không có cái tánh hay cái đạo để thấy, để ngộ. Mà chỉ có trở về với Tâm bất nhị vô thuỷ vô chung, không còn thấy có mình hay có tâm gì nữa cả.
7 tháng 10, 2013
17 tháng 2, 2013
Sự khác biệt về TƯ DUY giữa Người Giàu và Người Nghèo (Tư Duy Triệu Phú ...
DAY LA VAN DE VE GIA TRI HIEN THUC. NEU CAC BAN SONG THEO CACH NAY THI NGHEN CU RAT CO ICH. NHUNG O MOT PHUONG DIEN HAY DUNG HON LA O GOC NHIN KHAC THI CHUA CHAC DUNG
15 tháng 2, 2013
14 tháng 2, 2013
4 tháng 1, 2012
Tục chọn người xông nhà đầu năm
Xông nhà còn gọi là đạp đất. Chưa rõ nguồn gốc từ đâu nhưng tục lệ này được mọi người tin theo và đã trở thành một tập tục lâu đời của người Việt chúng ta. Người ta tin rằng sáng ngày mùng một Tết, người đầu tiên bước vào sân nhà ai là đem theo với họ không những thời vận mà còn cả cá tính của người ấy và ảnh hưởng lên mọi người cư ngụ trong ngôi nhà suốt cả năm.
Tục chọn người xông nhà đầu năm
Hơn nữa, để tránh những chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, gây trắc trở, gia chủ thường cẩn thận hỏi tuổi của người mà mình muốn nhờ xông nhà(hay đạp đất) để chắc chắn không bị xung khắc, sợ bị lấy đi bớt sự may mắn.
Viêc nhờ vả này thường diễn ra trong chỗ thân tình, quý nể nhau và lời yêu cầu phải đưa ra càng sớm càng tốt. Người xông nhà được chọn thường là đàn ông, được tin là nhẹ vía, có gia cảnh đề huề, êm ấm, dễ mang lại sự tốt lành.
Có nhà kỹ lưỡng hơn, còn dựa vào sao chiếu mệnh của người xông nhà. Nếu là Thái Dương thì rất tốt, công danh tài lộc sáng sủa hưng vượng. Nếu là sao Thái Bạch thì sạch cửa nhà, năm đó không nên nhận lời xông nhà cho ai cả.
Người ta tránh nhất những người tính tình bẳn gắt, keo kiệt hay gian ác, sức khỏe èo uột, cờ bạc, ruợu chè hoặc vợ nọ con kia, những người đang chịu tang…v.v…
Giữa đêm ba mươi, sau khi cúng giao thừa, cửa đóng lại là nội bất xuất, ngoại bất nhập, trẻ con không được lăng xăng chạy ra chạy vào, chờ sáng mùng một người tới xông nhà.
Người tới xông nhà mặc quần áp đẹp, chào hỏi gia chủ, đôi bên cùng nói những lời chúc tụng tốt đẹp nhất rồi an vị, uống trà hay ruợu ngọt xong sẽ lì xì làm phép cho con cháu trong nhà lấy hên.
Cũng có khi gia chủ không chọn được ai hay không muốn nhờ vả ai thì tự xông nhà lấy bằng cách rời khỏi nhà lúc còn năm cũ, đi lễ chùa xin lộc đầu năm và trở về sau nửa đêm để là người đầu tiên dẫm chân vào sân nhà.
Trong trường hợp này, người trong gia đình sẽ chuẩn bị nghênh tiếp vị gia trưởng như người khách quý đến xông nhà, đem sự an vui, thịnh vượng đến cho những người thân của mình. Bánh mứt sẽ được dọn ra, trà thơm được châm lên, mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.
Ngoài ra, ngày mùng một Tết, người trong gia đình kiêng rời nhà đi xa cũng như khách khứa không nên tới ở lại.
Tục chọn người xông nhà đầu năm
Hơn nữa, để tránh những chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, gây trắc trở, gia chủ thường cẩn thận hỏi tuổi của người mà mình muốn nhờ xông nhà(hay đạp đất) để chắc chắn không bị xung khắc, sợ bị lấy đi bớt sự may mắn.
Viêc nhờ vả này thường diễn ra trong chỗ thân tình, quý nể nhau và lời yêu cầu phải đưa ra càng sớm càng tốt. Người xông nhà được chọn thường là đàn ông, được tin là nhẹ vía, có gia cảnh đề huề, êm ấm, dễ mang lại sự tốt lành.
Có nhà kỹ lưỡng hơn, còn dựa vào sao chiếu mệnh của người xông nhà. Nếu là Thái Dương thì rất tốt, công danh tài lộc sáng sủa hưng vượng. Nếu là sao Thái Bạch thì sạch cửa nhà, năm đó không nên nhận lời xông nhà cho ai cả.
Người ta tránh nhất những người tính tình bẳn gắt, keo kiệt hay gian ác, sức khỏe èo uột, cờ bạc, ruợu chè hoặc vợ nọ con kia, những người đang chịu tang…v.v…
Giữa đêm ba mươi, sau khi cúng giao thừa, cửa đóng lại là nội bất xuất, ngoại bất nhập, trẻ con không được lăng xăng chạy ra chạy vào, chờ sáng mùng một người tới xông nhà.
Người tới xông nhà mặc quần áp đẹp, chào hỏi gia chủ, đôi bên cùng nói những lời chúc tụng tốt đẹp nhất rồi an vị, uống trà hay ruợu ngọt xong sẽ lì xì làm phép cho con cháu trong nhà lấy hên.
Cũng có khi gia chủ không chọn được ai hay không muốn nhờ vả ai thì tự xông nhà lấy bằng cách rời khỏi nhà lúc còn năm cũ, đi lễ chùa xin lộc đầu năm và trở về sau nửa đêm để là người đầu tiên dẫm chân vào sân nhà.
Trong trường hợp này, người trong gia đình sẽ chuẩn bị nghênh tiếp vị gia trưởng như người khách quý đến xông nhà, đem sự an vui, thịnh vượng đến cho những người thân của mình. Bánh mứt sẽ được dọn ra, trà thơm được châm lên, mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.
Ngoài ra, ngày mùng một Tết, người trong gia đình kiêng rời nhà đi xa cũng như khách khứa không nên tới ở lại.
Ý nghĩa tục Lì Xì ngày Tết
Quanh chuyện "lì xì" ngày Tết bằng tiền và bằng... chữ! Nghe hai tiếng "lì xì" người ta liền tưởng tới bao giấy màu đỏ, nho nhỏ bằng phần tư trang giấy học trò, bên trong có xếp mấy tờ tiền mới. Vậy hai tiếng "lì xì" ở đâu ra? Nguồn gốc của nó thế nào? Chúng tôi lân la "tầm nguyên" qua các nhà nghiên cứu, hỏi trực tiếp bằng miệng có, giở sách vở các vị có, thấy giải thích hai chữ "lì xì" tựu trung là "tiền mừng tuổi".
Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số người thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.
Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.
Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.
Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rung động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".
Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.
Cuốn từ điển thời nay do Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Từ điển học chẳng hạn, mục từ lì xì giải thích: "Lì xì là mừng tuổi (bằng tiền). Tiền lì xì cho các cháu ngày mùng một Tết". "Lì xì" bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng một Tết, mà "liền tù tì" suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày "mùng" cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10. Theo một số người thì tục mừng tuổi vẫn cứ nên giữ. Nhà nghiên cứu Thông Hội bảo: "Đó là một phần đậm đà của phong vị Tết Việt Nam, đặc biệt đối với trẻ con, khiến trẻ nhớ tới Tết như một thời điểm mở đầu năm mới, đẹp như cổ tích". Với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, cứ nên lì xì "miễn là đừng lì xì tiền đô cho trẻ, không đúng chỗ, mà tập hư cho chúng ăn xài". Nhà nghiên cứu Cao Sơn giải thích: - Lì xì tiếng chữ là lợi thị, đọc theo âm Quảng Đông, Triều Châu thành "Lê - i - xị", chỉ số tiền được cho, tặng trong các dịp đầu năm, khai trương và cả trong lễ thành hôn nữa, chứ không bó hẹp trong dịp Tết Nguyên đán.
Lì xì nhằm cầu chúc người nhận gặp may mắn, phát đạt. Thường người Tàu bỏ tiền vào bao giấy màu đỏ. Người Việt Nam ta cũng làm tương tự, phổ biến ở miền Nam ngày Tết. Ở miền Trung thì ông bà cha mẹ, người tôn trưởng cho con cháu tiền mới vào dịp Tết gọi là "tiền mừng tuổi". Không chỉ người lớn mừng tuổi con cháu, mà hồi xưa, con cháu phải mừng tuổi ông bà trước. Qua giao thừa, tới sáng sớm mùng một, con cháu bảo nhau tới nhà thờ để chúc Tết và lạy mừng ông bà, cha mẹ. Không chỉ lạy suông, cũng không thể muốn lạy mấy lạy thì lạy, mà theo nhà văn Toan Ánh, chỉ lạy... hai lạy rưỡi. Lạy xong con cháu phải biết "thơm thảo" với đấng sinh thành bằng cách cung kính dâng lên những thứ bánh trái tươi ngon và một phong giấy hồng: Bên trong phong giấy thẳng thớm này có đặt một món tiền, để lên khay tươm tất và hoan hỷ, xin các cụ nhận cho, đó là "tiền mở hàng". Tiền này không nhằm để cất cho nặng hầu bao, mà ngụ ý cầu chúc các cụ quanh năm sung mãn, may mắn. Tục mừng tuổi nay còn đó. Ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ lì xì lớp cháu, con. Bằng hữu thân quyến tới nhà ai chúc Tết lì xì trẻ con của nhà đó. Hoặc chủ nhà đón khách tới chúc Tết lì xì trẻ em đi theo khách. Ý nghĩa chính không nằm ở "tiền" mà ở "tình", tức ở lòng mong ước cầu chúc các cháu hay ăn chóng lớn, vui chơi, học hành tấn tới, còn phong bì nặng nhẹ nhiều ít (tiền) không phải là điều đáng để tâm lắm. Thậm chí không có một cắc bạc mà chỉ có... chữ. Chữ viết rõ to, đậm nét để "làm quà" mừng tuổi như chuyện dưới đây.
Xưa, có một nhà nọ, nghèo quá, sinh ba đứa con trai. Tết đến người cha không có tiền để lì xì. Chiều ba mươi, ông nghĩ ra một cách, lấy giấy đỏ làm 3 cái phong bì, bề ngoài trông thẳng thớm tươi tắn đỏ thắm như các phong lì xì khác. Nhưng bên trong không bỏ tiền, mà thay bằng 3 miếng giấy được ông viết 3 chữ nắn nót: Phước - Lộc - Thọ. Qua sáng mùng một, người cha gọi 3 đứa con trai đến trước bàn thờ, xoa đầu chúng, tươi cười mừng tuổi chúng bằng 3 cái phong bì nhẹ hẫng, sau khi đã giải thích Phước là gì, Lộc là gì, Thọ là gì... Qua Tết, bước vào năm mới, chẳng ngờ nhà ông phát tài, tiền vô như triều cường. Thoắt cái, lại tới ba mươi tháng chạp. Ý chừng nhớ lại Tết xưa nghèo thiếu, đạm bạc, ông định bụng sẽ tái diễn cách "lì xì" bằng chữ để ba đứa "Phước Lộc Thọ" đừng bao giờ quên rằng, chúng đã được ăn no mặc ấm từ một quá khứ đói rách gần đây. Ai đời, khi nhận phong bì xong, ba đứa con bóc ra, mỗi đứa đều thấy vỏn vẹn chữ Phước, còn hai chữ Lộc Thọ biến đâu mất. Người cha cũng ngạc nhiên không kém. Bốn cha con đang phân vân, bỗng một người từ đâu đến bảo: "Ta là phúc thần của đất này. Chữ Phước đó do ta ban cho. Chỉ cần có nó cũng gồm đủ cả ba: phước, lộc, thọ, vì có phước mới hưởng được lộc, mới thọ lâu. Vì thế chẳng cần phải cầu lộc, cầu thọ, chỉ một chữ phước để mừng tuổi đầu năm là đủ". Nói rồi, biến mất. Nhìn lại phong lì xì, cả bốn cha con sửng sốt một lần nữa vì chữ phước cũng biến mất luôn, trên mặt giấy trống trơn, trắng toát.
Bấy giờ vị thần thứ hai hiện ra kể cho bốn cha con nghe một chuyện mừng tuổi xa xưa. Đó là câu chuyện nổi tiếng khắp châu Á, loan truyền qua Tây Tạng và dãy Hy Mã Lạp Sơn, đến cả lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, về một người cầu phước được phước, trở nên giàu có nhưng hết sức keo kiệt. Ông ta quên những điều tốt đẹp, những ban phát ngọt ngào, rộng lượng mà mình đã làm ở tiền kiếp, vì vậy một mực thâu góp vàng ngọc về riêng mình, trong kiếp này, bỏ vào chiếc hũ, đem chôn ở một vị trí bí mật trong nhà không cho ai hay. Ngay cả con trai của ông cũng không được biết nơi cất giấu. Về già, ông ngã bệnh. Khi chết, linh hồn ông bị hũ vàng ám ảnh, đã quay lại nhà cũ, tìm cách chui vào xác chết cứng lạnh của mình, nhưng bất lực. Thấy vậy, một con chó gần nhà có linh tính đã nhường thể xác hèn mọn của mình cho kẻ giàu có kia trú vào, rồi bay lên không trung thoáng đãng. Còn ông nhà giàu thay thế làm chủ thể xác của con vật bốn chân, thỏa mãn được "sống" lại, dầu với tấm thân thuộc hàng súc sinh như chó. Con chó đó lạ thay suốt ngày không đi đâu cả, cứ nằm lì trước hiên. Mà chỉ nằm ở một nơi nhất định sát cửa ra vào. Hễ người con (bây giờ đã là chủ nhà) đuổi đi, một lát không lâu nó lại quay về chỗ cũ, cứ như rời chỗ ấy là nó rời sự sống của nó vậy. Các phước quả mà nó hưởng là hũ vàng ngọc, giờ đây trở thành điều vô phước cột chặt nó vào tham si. Ngày nọ, một đại sư ngang qua, nói với đứa con: "Này anh kia, anh có biết con chó đó là ai không?". "Dạ thưa không". "Ta nói cho biết, nó chính là cha của ngươi. Vì sao nó nằm lì suốt ngày đêm ở khoảnh đất sát cửa đó? Ấy là vì nó luyến tiếc của cải chôn dưới đất. Hãy đào lên". Người con lấy làm lạ, cho đào thử chỗ con chó thường nằm, thì quả nhiên thấy hũ vàng bên dưới. Bị rung động vì việc này, người con tỉnh ngộ, từ chối sở hữu số vàng, rời nhà theo vị đại sư lên núi, về sau trở thành một trong những vị tổ đầu tiên của lịch sử Thiền tông. Vị này tỉnh ngộ rằng: nếu làm phước, được phước mà thiếu huệ tức trí huệ sẽ trở nên nguy hiểm ngu si như con chó kia vậy. Được phước, thiếu huệ, thì như nằm trên đống vàng, đống ngọc mà vẫn khổ đau, thiếu thốn, phiền bực. Kể xong, vị thần bảo: "Đó là lý do vì sao ta phải xóa trắng chữ phước trong bao lì xì mừng tuổi của các ngươi. Nó chỉ có ý nghĩa tốt đẹp nếu sinh đôi cùng huệ, bằng không chỉ là động lực cho những cuộc thăng trầm bất tận. Giờ đây ngươi hãy nhìn xem".
Bốn cha con thấy trên bao lì xì hiện lên hai chữ Phước Huệ. Hai chữ này để mừng tuổi cho mọi tâm hồn đã đi qua mùa đông để mở đầu một năm mới thăng hoa.
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, vì thế, mỗi độ năm hết, Tết đến công việc này được mọi người chú ý trước tiên.
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ.
Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà vì nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Phụ nữ trong nhà thì lo việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp gian bếp. Đó là cách nhìn từ văn hóa truyền thống xưa kia. Ngày nay, nhất là nơi đô thị, chúng ta không còn biệt rạch ròi việc này như trước.
Việc bày biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân biệt nam nữ, tuổi tác như ở thôn quê. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa, mọi nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới, cúng tiễn…
Chu đáo bày biện, lễ cúng
Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.
Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc… Song vào những ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết…
Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…
Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc - Trung - Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ - hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) - Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) - Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) - Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.
Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách luân lý đối với người Việt Nam, nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình.
Giữ bàn thờ sạch bày tỏ lòng hiếu kính
Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đế ông bà tổ tiên
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nước mưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau.
Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày sóc vọng, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ.
Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay cát bát hương (nhang)… đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.
Công việc quét tước nhà cửa thường là việc của phụ nữ trong nhà vì nó đòi tính cẩn thận, tỉ mỉ. Song việc bày bàn thờ ngày Tết lại được ưu ái dành cho quý ông, đơn giản vì việc ấy nặng nhọc hơn. Hơn thế, người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Phụ nữ trong nhà thì lo việc bếp núc, nấu nướng và dọn dẹp gian bếp. Đó là cách nhìn từ văn hóa truyền thống xưa kia. Ngày nay, nhất là nơi đô thị, chúng ta không còn biệt rạch ròi việc này như trước.
Việc bày biện hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân biệt nam nữ, tuổi tác như ở thôn quê. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa, mọi nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất họ hay nhất nhà ra khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới, cúng tiễn…
Chu đáo bày biện, lễ cúng
Trong gia đình Việt Nam ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, người Việt còn chú ý xem hướng của ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất.
Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc… Song vào những ngày Tết, công việc này được yêu cầu có sự chu đáo nhất định.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối… người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Lễ vật dâng cúng thường bao gồm vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã cho các cụ, một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ, một bình hoa lớn và một bình rượu ngon. Xung quanh, ta có bày thêm bánh mứt cho cân đối và đẹp mắt.
Hoa để thờ cũng có nhiều loại, ví dụ hoa tươi hay hoa làm bằng giấy bạc (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu. Đối với hoa tươi, người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết…
Khoảng sáng 30 Tết, việc bày biện bàn thờ Tết phải được hoàn tất. Tuỳ theo điều kiện kinh tế hay văn hóa từng miền mà trên bàn thờ có thêm cặp dưa hấu xanh, gói thuốc lá, cặp bánh chưng hay bánh tét…
Việc thắp sáng cho bàn thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Có nhà sử dụng loại hương vòng, hay hương que loại lớn, cháy liên tục trong nhiều ngày với nhiều ý nghĩa biểu trưng như các vì tinh tú đang tỏa sáng, sự chăm lo ân cần của con cháu…
Hương khói còn tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình. Hương dùng cho những ngày Tết cũng thường là các loại hương có mùi thơm đặc biệt ví dụ như hương bài, hương trầm, hương nhài… là những loại hương có mùi thơm hết sức đặc trưng cho nhân dân ba miền ở Bắc - Trung - Nam.
Mâm ngũ quả ngày Tết.
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ - hỏa - mộc - kim - thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) - quý (sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh (bình yên).
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc chại âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) - Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) - Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) - Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài (là cách đọc chệch của âm xoài).Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ tết người Việt phong phú hơn về chủng loại bởi sự góp mặt của những hoa quả ngoại nhập. Với tính dung hợp trong văn hóa, người Việt Nam luôn có thể tìm thấy tất cả những yếu tố thích hợp, có giá trị ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của dân tộc mình.
Cuối cùng, những sản vật đẹp mắt nhất, tinh tuý nhất, được dâng bày với những tình cảm hiếu kính, trang trọng và thiết thân nhất. Bàn thờ tết không chỉ là nơi mà mọi người bày tỏ tình cảm gia đình, huyết thống mà đó còn là nơi chúng ta gửi gắm những lời chúc may mắn và một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
16 tháng 12, 2011
THIEN TONG VIET NAM
GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN |
Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu... hiện nay (1974-1991...) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Ðộng, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị Tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi. | |||||
Sau khi ngài Huệ Khả được Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) nhận làm đệ tử mà lòng vẫn còn thao thức, tại sao tâm mãi lăng xăng trong lúc ngồi thiền. Một hôm đến trước Tổ, Ngài bạch: "Bạch Hòa thượng, tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm." Tổ Ðạt-ma nhìn thẳng, bảo: "Ðem tâm ra ta an cho." Ngài sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ: "Con tìm tâm không được." Tổ bảo: "Ta an tâm cho ngươi rồi." Ngay đây ngài Huệ Khả biết được đường vào. | |||||
Chỗ biết được đường vào của ngài Huệ Khả là một pháp tu mà không có pháp. Bởi vì từ xưa đến nay, tất cả chúng ta đều nhận cái suy nghĩ phân biệt lăng xăng là tâm của mình, ngài Huệ Khả cũng chung một thông lệ ấy. Cho nên ngồi lại tu, muốn cho tâm an mà nó không chịu an, khiến chúng ta rất khổ sở về vấn đề này. Cầu pháp an tâm là điều cấp thiết của người quyết chí tu hành. Ở đây Tổ Ðạt-ma không dạy phương pháp gì, Ngài chỉ bảo "Ðem tâm ra ta an cho". Câu này là một tiếng sấm dẹp tan mê lầm muôn thuở của ngài Huệ Khả. Bình thường chúng ta nhận cái hay suy nghĩ là tâm của mình, chịu sự sai sử lôi kéo của nó. Bất thần chúng ta tìm lại nó thì nó mất tăm mất dạng. Khi nó không còn tăm dạng thì không an là gì? Cho nên Tổ nói "Ta an tâm cho ngươi rồi". Ngài Huệ Khả sáng ý nhận ra được lẽ này nên biết đường vào. Như vậy, Tổ Ðạt-ma có dạy phương pháp gì an tâm không? Nếu không, tại sao ngài Huệ Khả biết đường vào? Rõ ràng pháp an tâm mà không có pháp, chỉ xoay ánh sáng trí tuệ soi rọi xem cái tâm bất an ấy thế nào thì nó biến mất. Thuật ngữ nhà Thiền gọi là "Hồi quang phản chiếu". Chúng tôi gọi "Biết vọng không theo". Chính đây là "Biết được đường vào" của ngài Huệ Khả. Tại sao nhà Thiền không chấp nhận cái tâm suy nghĩ so tính ấy? Bởi vì, nếu chấp nhận nó làm tâm mình sẽ mắc phải những lầm lỗi như sau: 1. Cái tâm suy nghĩ ấy khi có khi không, còn chúng ta thì lúc nào cũng hằng hữu. Nếu chấp nhận nó là mình thì khi không suy nghĩ là không có mình sao? 2. Bình thường nó suy nghĩ lăng xăng, khi nhìn lại tìm kiếm nó thì mất tăm mất dạng. Nếu nó là thật mình thì lúc nào cũng phải có. Trái lại khi tìm thì mất, chẳng qua nó chỉ là bóng dáng mà thôi. Chấp nhận cái bóng làm mình thì thật là đau khổ cho con người. 3. Chúng ta ai cũng thừa nhận mình trước sau vẫn là mình, mình là một từ bé đến già. Thế mà, tâm suy nghĩ ấy lại trăm ngàn thứ, có khi nghĩ lành như hiền thánh, có nghĩ dữ như cọp sói... thì cái nào là mình? 4. Lúc đang suy nghĩ, chúng ta biết mình đang suy nghĩ, lúc không suy nghĩ biết không suy nghĩ. Cái suy nghĩ ấy là đối tượng bị biết của chúng ta. Ðã là đối tượng tức là khách, là cái bên ngoài không phải mình. Nếu cái suy nghĩ là thật mình, lúc không suy nghĩ, ai biết không suy nghĩ? Ðã có cái biết lúc không suy nghĩ thì làm sao nhận cái suy nghĩ làm mình được? Cái không phải mình mà lầm nhận là mình, trong kinh Phật gọi là "Nhận giặc làm con", tai họa không thể lường được. Cho nên bao nhiêu kinh điển, bao nhiêu pháp tu, đức Phật đều dạy xoay quanh cái trục "Chận đứng tâm suy nghĩ lăng xăng này". Tụng kinh phải nhiếp tâm, niệm Phật phải nhất tâm, tọa thiền phải định... Song đặc biệt là Thiền tông, chư Tổ không dùng phương tiện để đè bẹp, để ngăn chận nó, mà dùng trí biết rõ bản chất không thật của nó thì nó hết tác quái. Chính câu "Ðem tâm ra ta an cho" của Tổ Ðạt-ma đủ thể hiện ý nghĩa này. "Biết đường vào" chưa phải là kẻ đến nhà, phải trải thời gian lâu xa, ngài Huệ Khả mới bạch với Tổ Ðạt-ma: "Từ đây trở đi con dứt hết các duyên." Tổ Ðạt-ma bảo: "Chớ rơi vào đoạn diệt." Huệ Khả thưa: "Không rơi." Tổ Ðạt-ma hỏi: "Con làm thế nào?" Huệ Khả thưa: "Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến." Tổ Ðạt-ma dạy: "Ðây là chỗ truyền của chư Phật, chớ nên hoài nghi." Ðến đây mới thật là người về tới nhà, không còn nghi ngờ gì nữa. Khi Tổ Ðạt-ma sắp tịch, hỏi lại chỗ sở ngộ của các đồ đệ, đến lượt Huệ Khả, Ngài chỉ bước ra đảnh lễ ba lạy rồi lui. Tổ Ðạt-ma nói: "Ông được phần tủy của ta." Ðến chỗ cứu kính không còn ngôn ngữ để trình bày, vì ngôn ngữ là phương tiện tương đối, không thể diễn tả được cái chân thật tuyệt đối. Từ đó ngài Huệ Khả được truyền y bát làm Tổ thứ hai ở Trung Hoa. | |||||
Chỗ sở ngộ của Tổ Huệ Năng là do nghe kinh Kim Cang Bát-nhã. Sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cho vào thất và nghe giảng kinh Kim Cang đến đoạn Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi: "Khi phát tâm cầu vô thượng chánh giác, làm sao an trụ tâm?" Phật đáp: "Chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm kia; nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy." Ngài đại ngộ kêu lên: "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt! Ðâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ! Ðâu ngờ tánh mình vốn không dao động! Ðâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp!" Ngũ Tổ bảo: "Chẳng biết bản tâm học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm mình, gọi là Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật..." Thế là Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát làm Tổ thứ sáu. | |||||
Qua câu chuyện ngộ đạo của Lục Tổ, chúng ta thấy từ lý Bát-nhã không cho sáu căn dính mắc (trụ) với sáu trần là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Lục Tổ không dừng ở chỗ không dính mắc, mà nhảy vọt vào thể tánh thanh tịnh, bất sanh bất diệt của chính mình. Chính thể tánh này gọi là Pháp thân hay Bản Lai Diện Mục, đã có sẵn từ vô thủy nơi tất cả chúng ta. Thấy tột chỗ này và sống được với nó là Ðốn ngộ, là Kiến tánh. Bản thân Lục Tổ được như vậy, song khi dạy người Ngài cũng có phương tiện. Lục Tổ vì phương tiện lập Tam vô: Vô Niệm làm Tông, Vô Tướng làm Thể, Vô Trụ làm Bổn. Theo Lục Tổ giải: Ðối trên các pháp mỗi niệm không trụ, tức là không phược, đây là lấy Vô trụ làm gốc. Ngoài lìa tất cả tướng gọi là Vô tướng, hay lìa tướng tức là pháp thể thanh tịnh, đây là lấy Vô tướng làm thể. Ðối trên các cảnh tâm không nhiễm, gọi là Vô niệm (Kinh Pháp Bảo Ðàn, phẩm Ðịnh Huệ). Không nhiễm các pháp, không kẹt các tướng, không dính mắc các pháp, đây là chủ trương của Lục Tổ. Không nhiễm, không kẹt, không dính, ngay khi tiếp xúc với sáu trần là thiền định. Không phải chạy trốn cảnh trần, rồi sau tâm mới an định như các lối thiền định khác. | |||||
Vua Trần Nhân Tông lúc còn làm Thái tử đã thông suốt Thiền tông do sự giáo dục của Tuệ Trung Thượng sĩ. Sau khi bỏ ngôi đi xuất gia, lấy hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu-đà, Ngài hòa hội các phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Ðường đã truyền bá trên đất nước Việt Nam, lập thành phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ðây là phái thiền hoàn toàn Việt Nam. Ở đây chúng tôi chỉ chắt lọc một vài nét nổi bật trong sự chỉ dạy của Ngài để làm tiêu chuẩn, đó là bài kệ Hữu Cú Vô Cú: | |||||
| |||||
Qua bài kệ này chúng ta thấy Ngài phản đối cái chấp hai bên biểu trưng bằng Có và Không. Song cái chấp hai bên có vô số loại: có không, phải quấy, hơn thua, tốt xấu, thắng bại, hay dở, lành dữ v.v. và v.v. Chính cái chấp hai bên là mầm tranh đấu, là nhân phiền não, kết quả khổ đau không thấy chân lý. Cho nên chín đoạn trong bài kệ này, Ngài vừa quở trách, vừa chỉ dạy rất đầy đủ. Như đoạn một: "Mấy kẻ nạp tăng, u đầu sứt trán", đoạn hai: "Hằng hà sa số, va đao chạm bén", đoạn ba: "Ðập ngói dùi rùa, trèo non lội nước", đoạn bốn: "Khắc thuyền mò kiếm, tìm ngựa bản đồ", đoạn năm: "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", đoạn sáu: "Nhìn tay quên trăng, đất bằng chết chìm", đoạn bảy: "Chữ bát mở ra, sao không nắm mũi", đoạn tám: "Lau chau mồm mép, ồn ào náo động", đoạn chín: "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích". Ðoạn một và hai, Ngài quở người chấp hai bên là tự chuốc khổ vào mình. Ðoạn ba và bốn, Ngài chê kẻ chấp hai bên là dại khờ, chỉ nhọc nhằn luống công. Ðoạn năm và sáu, Ngài trách những phương tiện tạm bợ mà người vì cố chấp hai bên nên không thấy chân lý. Ðoạn bảy và tám, Ngài chỉ thẳng chân lý ngay trước mắt như lỗ mũi nằm sẵn dưới chân mày mà người ta không nhận, cứ lý luận ồn ào vô ích. Ðoạn chín, Ngài nói ai dứt chấp hai bên mới thật vui thích. Ngay đoạn chín này hẳn là chỗ Nhị Tổ trình kiến giải bằng ba lễ mà không có một lời. Không kẹt hai bên làø căn bản của Thiền tông, cũng chính là cốt tủy của Phật giáo. Lại một bài kệ kết thúc bài phú "Cư Trần Lạc Ðạo" của Sơ Tổ Trúc Lâm là cô đọng những gì Lục Tổ đã thấy và ứng dụng: | |||||
| |||||
Chỉ hai câu chót trong bài kệ cũng đủ kết thúc chỗ sở ngộ và mục tiêu dạy tu hành của Lục Tổ một cách kỳ diệu. Thấy hòn ngọc sẵn có trong nhà, chính là chỗ Lục Tổ thốt lên "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!..." Thiền là đối cảnh không tâm thì làm gì có niệm nhiễm, là vô niệm; không tâm thì đâu kẹt cảnh bên ngoài, là lìa tướng tức vô tướng; không tâm thì lấy gì để dính mắc, là vô trụ. Một câu kết này đã bao gồm cả Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ hay Tông, Thể, Bổn của Lục Tổ dạy. Thiền là đối cảnh không nhiễm, không kẹt, không mắc, chính đây là chủ trương của Lục Tổ. Ngài Trúc Lâm Ðầu-đà đã ứng dụng tuyệt vời chỗ thấy của Nhị Tổ, chỗ ngộ và hành của Lục Tổ. Chúng ta là kẻ hậu học, tự hãnh diện ở Việt Nam xuất phát một phái thiền trọn vẹn mang dấu ấn của chư Tổ tiền bối và dung hội tài tình đường lối tu hành của người xưa, làm kim chỉ nam cho hành giả Việt Nam chúng ta. | |||||
Chúng tôi dung hợp pháp tu của ba vị Tổ trên thành một lối tu cụ thể như sau: - Nơi Nhị Tổ, chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói "Vọng tưởng không theo". Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất. Khi tọa thiền cũng như lúc tiếp duyên xúc cảnh đều thấy rõ, không lầm chúng. Ðến bao giờ được như Nhị Tổ nói "Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến" là đạt kết quả. | |||||
Tuy nhiên vọng tưởng này không phải dễ lắng, dứt cái này khởi cái khác liên miên không dừng. Hành giả phải bền chí theo dõi, soi sáng mãi chúng mới từ từ thưa dần. Nhận vọng tưởng hư ảo làm tâm mình là mê lầm, biết vọng tưởng hư dối không thật là tỉnh giác. Lối tu này là dùng "cái dụng của trí để phá si mê", chớ không có pháp gì dùng để đè bẹp, nên nói "pháp an tâm mà không có pháp". Khi hết si mê vọng tưởng lặng thì trí dụng cũng dừng, như trong mười mục chăn trâu, khi trâu mất thì người chăn cũng không còn. Trí dụng hết đối trị, liền hội nhập trí thể. - Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Ðương nhiên phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ. Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình. Ðược thế thì ung dung tự tại, nên nói "đói ăn khát uống". - Ðến Sơ Tổ Trúc Lâm, trong bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ "ôm cây đợi thỏ". Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích". Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Ðây là hằng sống thật với thiền. Phần sau ở hai câu kệ "Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền", là hình ảnh Lục Tổ thốt lên "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!..." Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà, còn gì phải tìm kiếm đâu xa. Thấy tánh mình thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, so với thân vô thường tạm bợ và tâm vọng tưởng hư ảo thì thân tâm này còn có giá trị gì. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp. Ở đây chúng tôi lấy "Ðối cảnh không tâm" làm tiêu chuẩn tu hành. Không tâm là không tâm vọng tưởng chạy đuổi theo ngoại trần, chớ chẳng phải không tâm là vô tri vô giác như cây gỗ. Không tâm hư ảo sanh diệt mà vẫn có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt. Ðây là chỗ giải thoát sanh tử của người tu Phật. Nhị Tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục Tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương "Thiền, Giáo đồng hành". Ðể thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu: 1. Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo. 2. Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ. 3. Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật. 4. Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát. Ðây là bốn phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu. Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm, cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác. Cũng có thể bốn lối tu này, hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt. Những nét cô đọng trên là kết thúc bài này của chúng tôi. |
Trích yếu: Thiền Tông Việt Nam Cuối TK 20
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)