Tìm kiếm Blog này

16 tháng 12, 2011

THIEN TONG VIET NAM



GIỚI THIỆU ĐƯỜNG LỐI TU THIỀN
 

      Nói đến Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 là nói đường hướng tu thiền của Tu viện Chân Không (1970-1986) ngày trước, hay của Thiền viện Thường Chiếu... hiện nay (1974-1991...) do chúng tôi (Thích Thanh Từ) chủ trương hướng dẫn. Chúng tôi không theo các tông phái chi nhánh Thiền tông Trung Hoa sau này, như tông Tào Ðộng, Lâm Tế, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Chúng tôi chỉ kết hợp ba cái mốc quan trọng trong dòng lịch sử truyền thừa Thiền tông từ Trung Hoa đến Việt Nam. Mốc thứ nhất là Nhị Tổ Huệ Khả, mốc thứ hai là Lục Tổ Huệ Năng, mốc thứ ba là Sơ Tổ Trúc Lâm. Hòa hội chỗ thấy, chỗ ngộ và sự ứng dụng tu hành của ba vị Tổ này thành phương pháp tu thiền trong các Thiền viện chúng tôi.
      Sau khi ngài Huệ Khả được Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) nhận làm đệ tử mà lòng vẫn còn thao thức, tại sao tâm mãi lăng xăng trong lúc ngồi thiền. Một hôm đến trước Tổ, Ngài bạch: "Bạch Hòa thượng, tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con pháp an tâm." Tổ Ðạt-ma nhìn thẳng, bảo: "Ðem tâm ra ta an cho." Ngài sửng sốt quay lại tìm tâm, không thấy bóng dáng, bạch Tổ: "Con tìm tâm không được." Tổ bảo: "Ta an tâm cho ngươi rồi." Ngay đây ngài Huệ Khả biết được đường vào.
       Chỗ biết được đường vào của ngài Huệ Khả là một pháp tu mà không có pháp. Bởi vì từ xưa đến nay, tất cả chúng ta đều nhận cái suy nghĩ phân biệt lăng xăng là tâm của mình, ngài Huệ Khả cũng chung một thông lệ ấy. Cho nên ngồi lại tu, muốn cho tâm an mà nó không chịu an, khiến chúng ta rất khổ sở về vấn đề này. Cầu pháp an tâm là điều cấp thiết của người quyết chí tu hành. Ở đây Tổ Ðạt-ma không dạy phương pháp gì, Ngài chỉ bảo "Ðem tâm ra ta an cho". Câu này là một tiếng sấm dẹp tan mê lầm muôn thuở của ngài Huệ Khả.

       Bình thường chúng ta nhận cái hay suy nghĩ là tâm của mình, chịu sự sai sử lôi kéo của nó. Bất thần chúng ta tìm lại nó thì nó mất tăm mất dạng. Khi nó không còn tăm dạng thì không an là gì? Cho nên Tổ nói "Ta an tâm cho ngươi rồi". Ngài Huệ Khả sáng ý nhận ra được lẽ này nên biết đường vào. Như vậy, Tổ Ðạt-ma có dạy phương pháp gì an tâm không? Nếu không, tại sao ngài Huệ Khả biết đường vào? Rõ ràng pháp an tâm mà không có pháp, chỉ xoay ánh sáng trí tuệ soi rọi xem cái tâm bất an ấy thế nào thì nó biến mất. Thuật ngữ nhà Thiền gọi là "Hồi quang phản chiếu". Chúng tôi gọi "Biết vọng không theo". Chính đây là "Biết được đường vào" của ngài Huệ Khả.

      Tại sao nhà Thiền không chấp nhận cái tâm suy nghĩ so tính ấy? Bởi vì, nếu chấp nhận nó làm tâm mình sẽ mắc phải những lầm lỗi như sau:
1.   Cái tâm suy nghĩ ấy khi có khi không, còn chúng ta thì lúc nào cũng hằng hữu. Nếu chấp nhận nó là mình thì khi không suy nghĩ là không có mình sao?
2.   Bình thường nó suy nghĩ lăng xăng, khi nhìn lại tìm kiếm nó thì mất tăm mất dạng. Nếu nó là thật mình thì lúc nào cũng phải có. Trái lại khi tìm thì mất, chẳng qua nó chỉ là bóng dáng mà thôi. Chấp nhận cái bóng làm mình thì thật là đau khổ cho con người.
3.   Chúng ta ai cũng thừa nhận mình trước sau vẫn là mình, mình là một từ bé đến già. Thế mà, tâm suy nghĩ ấy lại trăm ngàn thứ, có khi nghĩ lành như hiền thánh, có nghĩ dữ như cọp sói... thì cái nào là mình?
4.   Lúc đang suy nghĩ, chúng ta biết mình đang suy nghĩ, lúc không suy nghĩ biết không suy nghĩ. Cái suy nghĩ ấy là đối tượng bị biết của chúng ta. Ðã là đối tượng tức là khách, là cái bên ngoài không phải mình. Nếu cái suy nghĩ là thật mình, lúc không suy nghĩ, ai biết không suy nghĩ? Ðã có cái biết lúc không suy nghĩ thì làm sao nhận cái suy nghĩ làm mình được?
      Cái không phải mình mà lầm nhận là mình, trong kinh Phật gọi là "Nhận giặc làm con", tai họa không thể lường được. Cho nên bao nhiêu kinh điển, bao nhiêu pháp tu, đức Phật đều dạy xoay quanh cái trục "Chận đứng tâm suy nghĩ lăng xăng này". Tụng kinh phải nhiếp tâm, niệm Phật phải nhất tâm, tọa thiền phải định... Song đặc biệt là Thiền tông, chư Tổ không dùng phương tiện để đè bẹp, để ngăn chận nó, mà dùng trí biết rõ bản chất không thật của nó thì nó hết tác quái. Chính câu "Ðem tâm ra ta an cho" của Tổ Ðạt-ma đủ thể hiện ý nghĩa này.
      "Biết đường vào" chưa phải là kẻ đến nhà, phải trải thời gian lâu xa, ngài Huệ Khả mới bạch với Tổ Ðạt-ma: "Từ đây trở đi con dứt hết các duyên." Tổ Ðạt-ma bảo: "Chớ rơi vào đoạn diệt." Huệ Khả thưa: "Không rơi." Tổ Ðạt-ma hỏi: "Con làm thế nào?" Huệ Khả thưa: "Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến." Tổ Ðạt-ma dạy: "Ðây là chỗ truyền của chư Phật, chớ nên hoài nghi." Ðến đây mới thật là người về tới nhà, không còn nghi ngờ gì nữa.
      Khi Tổ Ðạt-ma sắp tịch, hỏi lại chỗ sở ngộ của các đồ đệ, đến lượt Huệ Khả, Ngài chỉ bước ra đảnh lễ ba lạy rồi lui. Tổ Ðạt-ma nói: "Ông được phần tủy của ta." Ðến chỗ cứu kính không còn ngôn ngữ để trình bày, vì ngôn ngữ là phương tiện tương đối, không thể diễn tả được cái chân thật tuyệt đối. Từ đó ngài Huệ Khả được truyền y bát làm Tổ thứ hai ở Trung Hoa.

     Chỗ sở ngộ của Tổ Huệ Năng là do nghe kinh Kim Cang Bát-nhã. Sau khi được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cho vào thất và nghe giảng kinh Kim Cang đến đoạn Tôn giả Tu-bồ-đề hỏi: "Khi phát tâm cầu vô thượng chánh giác, làm sao an trụ tâm?" Phật đáp: "Chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm kia; nên không chỗ trụ mà sanh tâm ấy." Ngài đại ngộ kêu lên: "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh! Ðâu ngờ tánh mình vốn không sanh diệt! Ðâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ! Ðâu ngờ tánh mình vốn không dao động! Ðâu ngờ tánh mình hay sanh muôn pháp!" Ngũ Tổ bảo: "Chẳng biết bản tâm học pháp vô ích, nếu nhận được bản tâm mình, gọi là Trượng phu, Thiên nhân sư, Phật..." Thế là Ngài được Ngũ Tổ truyền y bát làm Tổ thứ sáu.

     
Qua câu chuyện ngộ đạo của Lục Tổ, chúng ta thấy từ lý Bát-nhã không cho sáu căn dính mắc (trụ) với sáu trần là phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Lục Tổ không dừng ở chỗ không dính mắc, mà nhảy vọt vào thể tánh thanh tịnh, bất sanh bất diệt của chính mình. Chính thể tánh này gọi là Pháp thân hay Bản Lai Diện Mục, đã có sẵn từ vô thủy nơi tất cả chúng ta. Thấy tột chỗ này và sống được với nó là Ðốn ngộ, là Kiến tánh. Bản thân Lục Tổ được như vậy, song khi dạy người Ngài cũng có phương tiện.
      Lục Tổ vì phương tiện lập Tam vô: Vô Niệm làm Tông, Vô Tướng làm Thể, Vô Trụ làm Bổn. Theo Lục Tổ giải: Ðối trên các pháp mỗi niệm không trụ, tức là không phược, đây là lấy Vô trụ làm gốc. Ngoài lìa tất cả tướng gọi là Vô tướng, hay lìa tướng tức là pháp thể thanh tịnh, đây là lấy Vô tướng làm thể. Ðối trên các cảnh tâm không nhiễm, gọi là Vô niệm (Kinh Pháp Bảo Ðàn, phẩm Ðịnh Huệ). Không nhiễm các pháp, không kẹt các tướng, không dính mắc các pháp, đây là chủ trương của Lục Tổ. Không nhiễm, không kẹt, không dính, ngay khi tiếp xúc với sáu trần là thiền định. Không phải chạy trốn cảnh trần, rồi sau tâm mới an định như các lối thiền định khác.
      Vua Trần Nhân Tông lúc còn làm Thái tử đã thông suốt Thiền tông do sự giáo dục của Tuệ Trung Thượng sĩ. Sau khi bỏ ngôi đi xuất gia, lấy hiệu là Hương Vân Ðại Ðầu-đà, Ngài hòa hội các phái thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Ðường đã truyền bá trên đất nước Việt Nam, lập thành phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ðây là phái thiền hoàn toàn Việt Nam. Ở đây chúng tôi chỉ chắt lọc một vài nét nổi bật trong sự chỉ dạy của Ngài để làm tiêu chuẩn, đó là bài kệ Hữu Cú Vô Cú:

Hữu cú vô cú
Ðằng khô thọ đảo
Cơ cá nạp tăng
Chàng đầu khái não.
Hữu cú vô cú
Thể lộ kim phong
Hằng hà sa số
Phạm nhẫn thương phong.
Hữu cú vô cú
Lập tông lập chỉ
Ðả ngỏa toản qui
Ðăng sơn thiệp thủy.
Hữu cú vô cú
Phi hữu phi vô
Khắc chu cầu kiếm
Sách ký án đồ.
Hữu cú vô cú
Hỗ bất hồi hỗ
Lạp tuyết hài hoa
Thủ chu đãi thố.
Câu có câu không
Bìm khô cây ngã

Mấy kẻ nạp tăng
U đầu sứt trán.

Câu có câu không
Thể bày gió thu
Hằng hà sa số
Va đao chạm bén.
Câu có câu không
Lập tông lập chỉ
Ðập ngói dùi rùa
Trèo non lội nước.
Câu có câu không
Chẳng có chẳng không
Khắc thuyền mò kiếm
Tìm ngựa bản đồ
.
Câu có câu không
Hồi hỗ hay không
Nón tuyết giày hoa
Ôm cây đợi thỏ.
Hữu cú vô cú
Tự cổ tự kim
Chấp chỉ vong nguyệt
Bình địa lục trầm.
Hữu cú vô cú
Như thị như thị
Bát tự đả khai
Toàn vô bả tỷ.
Hữu cú vô cú
Cố tả cố hữu
A thích thích địa
Náo quát quát địa.
Hữu cú vô cú
Ðao đao phạ phạ
Tiệt đoạn cát đằng
Bỉ thử khoái hoạt
Câu có câu không
Tự xưa tự nay
Nhìn tay quên trăng
Ðất bằng chết chìm.
Câu có câu không
Như thế như thế
Chữ bát mở ra
Sao không nắm mũi.

Câu có câu không
Ngó tả ngó hữu
Lau chau mồm mép
Ồn ào náo động.

Câu có câu không
Ðau đáu lo sợ
Cắt đứt sắn bìm
Ðó đây vui thích.
        
        Qua bài kệ này chúng ta thấy Ngài phản đối cái chấp hai bên biểu trưng bằng Có và Không. Song cái chấp hai bên có vô số loại: có không, phải quấy, hơn thua, tốt xấu, thắng bại, hay dở, lành dữ v.v. và v.v. Chính cái chấp hai bên là mầm tranh đấu, là nhân phiền não, kết quả khổ đau không thấy chân lý.


        Cho nên chín đoạn trong bài kệ này, Ngài vừa quở trách, vừa chỉ dạy rất đầy đủ. Như đoạn một: "Mấy kẻ nạp tăng, u đầu sứt trán", đoạn hai: "Hằng hà sa số, va đao chạm bén", đoạn ba: "Ðập ngói dùi rùa, trèo non lội nước", đoạn bốn: "Khắc thuyền mò kiếm, tìm ngựa bản đồ", đoạn năm: "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", đoạn sáu: "Nhìn tay quên trăng, đất bằng chết chìm", đoạn bảy: "Chữ bát mở ra, sao không nắm mũi", đoạn tám: "Lau chau mồm mép, ồn ào náo động", đoạn chín: "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích".
        Ðoạn một và hai, Ngài quở người chấp hai bên là tự chuốc khổ vào mình. Ðoạn ba và bốn, Ngài chê kẻ chấp hai bên là dại khờ, chỉ nhọc nhằn luống công. Ðoạn năm và sáu, Ngài trách những phương tiện tạm bợ mà người vì cố chấp hai bên nên không thấy chân lý. Ðoạn bảy và tám, Ngài chỉ thẳng chân lý ngay trước mắt như lỗ mũi nằm sẵn dưới chân mày mà người ta không nhận, cứ lý luận ồn ào vô ích. Ðoạn chín, Ngài nói ai dứt chấp hai bên mới thật vui thích. Ngay đoạn chín này hẳn là chỗ Nhị Tổ trình kiến giải bằng ba lễ mà không có một lời. Không kẹt hai bên làø căn bản của Thiền tông, cũng chính là cốt tủy của Phật giáo.
       Lại một bài kệ kết thúc bài phú "Cư Trần Lạc Ðạo" của Sơ Tổ Trúc Lâm là cô đọng những gì Lục Tổ đã thấy và ứng dụng:
 

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Ðối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Ðói đến thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm

Ðối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
        
       Chỉ hai câu chót trong bài kệ cũng đủ kết thúc chỗ sở ngộ và mục tiêu dạy tu hành của Lục Tổ một cách kỳ diệu. Thấy hòn ngọc sẵn có trong nhà, chính là chỗ Lục Tổ thốt lên "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!..." Thiền là đối cảnh không tâm thì làm gì có niệm nhiễm, là vô niệm; không tâm thì đâu kẹt cảnh bên ngoài, là lìa tướng tức vô tướng; không tâm thì lấy gì để dính mắc, là vô trụ. Một câu kết này đã bao gồm cả Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ hay Tông, Thể, Bổn của Lục Tổ dạy. Thiền là đối cảnh không nhiễm, không kẹt, không mắc, chính đây là chủ trương của Lục Tổ. Ngài Trúc Lâm Ðầu-đà đã ứng dụng tuyệt vời chỗ thấy của Nhị Tổ, chỗ ngộ và hành của Lục Tổ. Chúng ta là kẻ hậu học, tự hãnh diện ở Việt Nam xuất phát một phái thiền trọn vẹn mang dấu ấn của chư Tổ tiền bối và dung hội tài tình đường lối tu hành của người xưa, làm kim chỉ nam cho hành giả Việt Nam chúng ta.

 
        
      Chúng tôi dung hợp pháp tu của ba vị Tổ trên thành một lối tu cụ thể như sau:
         - Nơi Nhị Tổ, chúng tôi ứng dụng pháp an tâm. Nghĩa là biết rõ tâm suy tưởng lâu nay là hư ảo, không để nó đánh lừa, lôi dẫn chúng ta chạy theo trần cảnh, nên nói "Vọng tưởng không theo". Mỗi khi nó dấy lên đều biết rõ như vậy. Một khi hành giả nhận diện bản chất hư ảo của chúng thì chúng tự biến mất. Khi tọa thiền cũng như lúc tiếp duyên xúc cảnh đều thấy rõ, không lầm chúng. Ðến bao giờ được như Nhị Tổ nói "Ðoạn hết các duyên mà rõ ràng thường biết, nói không thể đến" là đạt kết quả.     
         Tuy nhiên vọng tưởng này không phải dễ lắng, dứt cái này khởi cái khác liên miên không dừng. Hành giả phải bền chí theo dõi, soi sáng mãi chúng mới từ từ thưa dần. Nhận vọng tưởng hư ảo làm tâm mình là mê lầm, biết vọng tưởng hư dối không thật là tỉnh giác. Lối tu này là dùng "cái dụng của trí để phá si mê", chớ không có pháp gì dùng để đè bẹp, nên nói "pháp an tâm mà không có pháp". Khi hết si mê vọng tưởng lặng thì trí dụng cũng dừng, như trong mười mục chăn trâu, khi trâu mất thì người chăn cũng không còn. Trí dụng hết đối trị, liền hội nhập trí thể.
           - Với Lục Tổ, chúng tôi ứng dụng sáu căn không dính mắc sáu trần làm hướng tiến tu. Ðó là câu "Bất ưng trụ sắc sanh tâm..." trong kinh Kim Cang được Ngũ Tổ giảng cho Lục Tổ. Nhưng làm sao căn không dính trần? Ðương nhiên phải dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu, thấy các pháp duyên hợp hư dối như huyễn như hóa. Vì thế trong kinh Pháp Bảo Ðàn, sau phẩm Hành Do là đến phẩm Bát-nhã. Nhờ trí tuệ Bát-nhã soi rọi thấy rõ các pháp duyên sanh, không có chủ thể (vô ngã), không cố định (vô thường) nên tâm không nhiễm trước sắc... do đó căn, cảnh không dính mắc nhau. Căn, cảnh không dính mắc nhau là Vô Niệm, Vô Tướng, Vô Trụ, đó là chủ trương của Lục Tổ.
         Lại có một cách khác, nếu hành giả kiến tánh như Lục Tổ, hằng sống với thể tánh bất sanh bất diệt của mình thì còn gì bận bịu với vọng tưởng hư dối, với sáu trần giả hợp. Ði đứng nằm ngồi không lúc nào rời tự tánh chính mình. Ðược thế thì ung dung tự tại, nên nói "đói ăn khát uống".
        - Ðến Sơ Tổ Trúc Lâm, trong bài kệ "Câu Có Câu Không", đoạn thứ tư nói "Nón tuyết giày hoa, ôm cây đợi thỏ", là tinh thần Bát-nhã của Lục Tổ. Các pháp hư giả như nón tuyết, như đôi giày bằng hoa, tạm có rồi tan mất, mới thấy đẹp rồi héo xàu, có gì lâu bền. Nếu chấp giữ nó là người ngu, như kẻ "ôm cây đợi thỏ". Toàn thể pháp đối đãi đều không thật, do phương tiện bày lập, giống như dây sắn dây bìm, một phen cắt đứt chúng mới là an vui tự tại. Ðấy là tinh thần hai câu kết của bài kệ "Cắt đứt sắn bìm, đó đây vui thích". Vừa dấy niệm là đối đãi, vừa thốt lời là đối đãi, nếu dứt hết đối đãi thì còn niệm nào để khởi, còn lời gì để nói. Ðây là hằng sống thật với thiền.
         Phần sau ở hai câu kệ "Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Ðối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền", là hình ảnh Lục Tổ thốt lên "Ðâu ngờ tánh mình vốn tự thanh tịnh!..." Thấu triệt tánh mình như thấy hòn ngọc quí vô giá có sẵn trong nhà, còn gì phải tìm kiếm đâu xa. Thấy tánh mình thanh tịnh, chẳng sanh chẳng diệt, so với thân vô thường tạm bợ và tâm vọng tưởng hư ảo thì thân tâm này còn có giá trị gì. Trong không chấp thân, không chấp vọng tưởng làm mình, ngoài đối cảnh không còn dính mắc, chính đây là chủ yếu của Thiền tông, cũng là cội nguồn của Phật pháp. Ở đây chúng tôi lấy "Ðối cảnh không tâm" làm tiêu chuẩn tu hành. Không tâm là không tâm vọng tưởng chạy đuổi theo ngoại trần, chớ chẳng phải không tâm là vô tri vô giác như cây gỗ. Không tâm hư ảo sanh diệt mà vẫn có tâm hằng giác hằng tri, bất sanh bất diệt. Ðây là chỗ giải thoát sanh tử của người tu Phật.
         Nhị Tổ Huệ Khả sau khi ngộ đạo vẫn được Tổ Ðạt-ma giới thiệu bốn quyển kinh Lăng-già để ấn tâm. Lục Tổ Huệ Năng nghe giảng kinh Kim Cang ngộ đạo. Thế là đủ minh chứng Thiền tông không rời Kinh, vì Thiền là tâm của Phật, Kinh là miệng của Phật. Ðức Phật tâm miệng không khác thì Thiền và Giáo làm sao tách rời được. Cho nên chúng tôi chủ trương "Thiền, Giáo đồng hành".
          Ðể thấy rõ nét lối dung hợp pháp tu qua ba vị Tổ trên, chúng tôi cô đọng lại bằng những lối tu:
1.        Biết vọng không theo, vì vọng tưởng là những tâm niệm hư ảo.
2.        Ðối cảnh không tâm, vì nó là tướng duyên hợp giả dối tạm bợ.
3.        Không kẹt hai bên, vì đối đãi là không thật.
4.        Hằng sống với cái thật, không theo cái giả, vì giả là luân hồi, thật là giải thoát.
        Ðây là bốn phương tiện chúng tôi tạm lập để hướng dẫn người tu. Tùy theo căn cơ trình độ nhanh chậm, cao thấp của hành giả mà lối ứng dụng có khác. Cũng có thể bốn lối tu này, hành giả linh động ứng dụng theo thứ tự từ pháp thứ nhất đến pháp thứ tư để tu hành cũng tốt. Những nét cô đọng trên là kết thúc bài này của chúng tôi.
 
Trích yếu: Thiền Tông Việt Nam Cuối TK 20

THIEN TONG

Thiền tông (zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tôn giáo này được đưa vào Việt Nam từ Nhật BảnTrung Quốc (trong Kanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).
Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá", phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.
Thiền tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính, được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất. Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:
教外別傳 Giáo ngoại biệt truyền Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
不立文字 bất lập văn tự không lập văn tự
直指人心 trực chỉ nhân tâm chỉ thẳng tâm người
見性成佛 Kiến tính thành Phật thấy chân tính thành Phật.
Bốn tính chất rất rõ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma nêu lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mã Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đã do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ý chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.

[sửa] Lịch sử

Mục lục

 [ẩn
Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (xem Nhị thập bát tổ). Ngày nay, người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch sử các vị Tổ Thiền tông Ấn Độ, và thật sự thì điều đó không quan trọng trong giới Thiền. Điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
  1. Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, ?-532)
  2. Huệ Khả (zh. 慧可, 487-593)
  3. Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606)
  4. Đạo Tín (zh. 道信, 580-651)
  5. Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)
  6. Huệ Năng (zh. 慧能, 638-713)
Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáoLão giáo đã có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía Bắc, do Thần Tú (zh. 神秀) chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" (zh. 漸悟) — tức là ngộ theo cấp bậc — không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất (zh. 馬祖道一), Bách Trượng Hoài Hải (zh. 百丈懷海), Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. 趙州從諗), Lâm Tế Nghĩa Huyền (zh. 臨濟義玄) ... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông (zh. 五家七宗), "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông (zh. 曹洞宗), Vân Môn tông (zh. 雲門宗), Pháp Nhãn tông (zh. 法眼宗), Quy Ngưỡng tông (zh. 潙仰宗), Lâm Tế tông (zh. 臨濟宗) và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái (zh. 楊岐派) và Hoàng Long phái (zh. 黃龍派).

[sửa] Thiền tông tại Nhật Bản

Trong các tông này thì có hai tông Lâm Tế và Tào Động du nhập qua Nhật trong thế kỉ 12, đầu thế kỉ 13, đến nay vẫn sinh động và còn ảnh hưởng lớn cho Thiền thời nay. Khoảng đến đời nhà Tống thì Thiền tông Trung Quốc bắt đầu suy tàn và trộn lẫn với Tịnh Độ tông trong thời nhà Minh (thế kỉ 15). Trong thời gian đó, Thiền tông đúng nghĩa với tính chất "dĩ tâm truyền tâm" được xem như là chấm dứt. Lúc đó tại Nhật, Thiền tông lại sống dậy mạnh mẽ. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄), người đã đưa tông Tào Động qua Nhật, cũng như Thiền sư Minh Am Vinh Tây (zh. 明菴榮西), Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心), Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明) và nhiều vị khác thuộc phái Lâm Tế đã có công thiết lập dòng Thiền Nhật Bản. Giữa thế kỉ 17, Thiền sư Trung QuốcẨn Nguyên Long Kì (zh. 隱元隆琦) sang Nhật thành lập dòng Hoàng Bá, ngày nay không còn ảnh hưởng. Vị Thiền sư Nhật xuất chúng nhất phải kể là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴), thuộc dòng Lâm Tế, là người đã phục hưng Thiền Nhật Bản trong thế kỉ 18.

[sửa] Thiền tông tại Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư như Mâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma. Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.
Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài HảiVô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sư Thạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sang miền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂, thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.

[sửa] Đặc điểm

Thiền bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi được truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng. Nơi đây, Thiền tông đã hấp thụ cốt tuỷ của nền văn hoá, triết lí Trung Quốc. Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann viết như sau trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo (Mahāyāna-Buddhismus):
"Thiền tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không có người mẹ Trung Quốc. Cái 'dễ thương', cái hấp dẫn của Thiền tông chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến Trung Quốc — với tư tưởng giải thoát tuyệt đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ thẳng — những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ là nhét 'con ngỗng triết lí' vào lọ, thì — chính nơi đây, tại Trung Quốc — con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang thương tích."
Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên, không hẳn là sự phản đối truyền thống như những học giả sau này thường xác định. Thiền tông phản bác, vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của chúng. Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học thuyết nền tảng của Đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán (zh. 中觀, sa. mādhyamika) và Duy thức (zh. 唯識, sa. vijñānavādin). Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp hoằng hoá "mâu thuẫn", "nghịch lí" của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo lí của Trung quán và Duy thức. Trong các tập công án của Thiền tông, người ta có thể nhận ra hai loại:
  1. Những công án xoay quanh thuyết Thật tướng (zh. 實相) của Trung quán tông (sa. mādhyamika), tức là tất cả đều là Không (sa. śūnyatā). Công án danh tiếng nhất với thuyết tính Không là Con chó của Triệu Châu (Vô môn quan 1): Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời: "Không!" (vô 無).
  2. Những công án với khái niệm "Vạn pháp duy tâm" (zh. 萬法唯心, sa. cittamātra) của Duy thức tông. Một công án danh tiếng theo thuyết Duy thức (Vô môn quan 29): Hai ông tăng cãi nhau về phướn (một loại cờ). Một ông nói: "Phướn động", ông kia nói: "Gió động", và cứ thế tranh cãi. Lục tổ Huệ Năng liền nói: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướn, tâm các ông động". Nghe câu này, hai vị giật mình run sợ.

[sửa] Thiền tông thời cận đại và hiện đại

Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism) do Daisetz Teitaro Suzuki viết đã rất thành công trong hai thập niên 1950 và thập niên 1960|1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt. Hiện bản dịch này của Thích Tuệ SỹTrúc Thiên có thể được tìm thấy trên mạng internet ở một số website về Phật giáo.
Các thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ "Zen" vào trong tựa đề.
Tuy không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật Đông Á.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Tham khảo

[sửa] Việt ngữ

[sửa] Ngoại ngữ

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.

[sửa] Chú thích

  1. ^ Buswell, Robert E., ed. Encyclopedia of Buddhism. 1. Macmillan. 57, 130. ISBN 0028657187.

[sửa] Liên kết ngoài

RÈN LUYỆN TÂM ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

CHƯƠNG 3 - RÈN LUYỆN TÂM ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC

Nhận biết trạng tình trạng tinh thần là nhân tố hàng đầu để đạt hạnh phúc, đương nhiên việc này không phủ nhận những nhu cầu căn bản như thực phẩm, quần áo, chỗ ở cần phải có. Nhưng một khi những nhu cầu căn bản đã được đáp ứng, lời nhắn nhủ này thật rõ ràng: Chúng ta không cần nhiều tiền hơn, không cần thành công nhiều hay nổi tiếng hơn, không cần một thân hình tuyệt mỹ, hay cả đến người bạn đường hoàn hảo - ngay bây giờ, chính lúc này, chúng ta có tâm, hoàn toàn là trang bị căn bản mà chúng ta cần để đạt hạnh phúc trọn vẹn.
Trình bày phương pháp hoạt động bằng tâm, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu: "Khi chúng ta nhắc đến 'tâm' hay 'thức', có nhiều trạng thái khác nhau. Giống như những hoàn cảnh hay các vật thể bên ngoài, một số thật hữu ích, một số rất có hại, và một số trung tính. Cho nên khi đề cập đến vấn đề bên ngoài, đầu tiên chúng ta thường cố gắng nhận biết những chất khác nhau này hay chất hóa học nào tốt để ta có thể chú ý phát trưởng, tăng trưởng và sử dụng chúng. Những chất nào có hại thì ta loại bỏ. Cũng giống như vậy, khi chúng ta nói về tâm, có cả hàng ngàn tư tưởng khác nhau hay "tâm" khác nhau. Trong số ấy, một số hữu ích, những cái đó chúng ta phải nắm lấy và nuôi dưỡng. Một số tiêu cực và có hại, những cái đó chúng ta phải cố gắng giảm thiểu.
"Cho nên bước đầu tìm cầu hạnh phúc là học hỏi. Đầu tiên phải biết những xúc cảm và ứng xử tiêu cực có hại cho chúng ta như thế nào và những xúc cảm tích cực có ích ra sao. Chúng ta phải hiểu những cảm xúc tiêu cực này lại không chỉ là rất xấu và có hại cho cá nhân mà còn có hại cho xã hội cũng như tương lai toàn thế giới. Cách nhận thức như thế nâng cao quyết tâm đương đầu và khắc phục chúng. Sau đó sẽ hiểu ra những khía cạnh có lợi của cảm xúc và ứng xử tích cực. Một khi nhận ra điều đó, chúng ta trở nên quyết tâm nuôi dưỡng, phát triển, và làm tăng thêm những cảm xúc tích cực dù khó khăn đến thế nào đi nữa. Hầu như có sự tự nguyện tự phát trong lòng. Cho nên quá trình học hỏi, phân tích những tư tưởng và xúc cảm nào có lợi lạc và có hại, chúng ta dần dần phát triển sự quyết tâm mạnh mẽ thay đổi cảm nghĩ: "Giờ đây chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của chính tôi, tương lai tốt đẹp của chính tôi, ở trong tầm tay tôi. Tôi không được bỏ lỡ cơ hội đó!"
Trong Phật Giáo nguyên lý nhân quả được chấp nhận như qui luật tự nhiên. Đứng trước thực tế, bạn phải lưu tâm tới qui luật đó. Chẳng hạn, trong kinh nghiệm hàng ngày, nếu có những sự việc nào đó mà bạn không thích, thì phương pháp bảo đảm tốt nhất để việc đó không xẩy ra là phải làm cho những điều kiện nguyên nhân thường gây rủi ro cho sự việc ấy chắc chắn không còn phát sinh nữa. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn một sự việc hay điều đã kinh qua xẩy ra, thì điều hợp lý phải làm là tìm và thu thập những nguyên nhân và điều kiện có nguy cơ cho sự việc ấy.
"Việc này cũng đúng với các trạng thái tinh thần và các kinh nghiệm. Nếu bạn ham muốn hạnh phúc, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây rủi ro cho điều đó, và nếu bạn không muốn đau khổ, điều phải làm là bảo đảm không để những nguyên nhân và điều kiện gây rủi ro cho điều đó phát sinh nữa. Đánh giá nguyên lý nhân quả rất quan trọng.
"Giờ đây, chúng ta đã nói đến tầm quan trọng tột bậc của nhân tố tinh thần để đạt hạnh phúc. Cho nên nhiệm vụ kế tiếp là quan sát sự đa dạng của các trạng thái tinh thần mà chúng ta kinh qua. Chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng những trạng thái tinh thần khác nhau, phân biệt và xếp loại chúng xem chúng có mang đến hạnh phúc hay không."
"Ngài có thể cho một vài thí dụ đặc biệt về những trạng thái tinh thần khác nhau và mô tả cách phân loại chúng?" Tôi hỏi Ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích: "Bây giờ, ví dụ, sân hận, ganh ghét, và nóng giận vân vân ... đều có hại. Chúng ta coi chúng là những trạng thái tiêu cực của tâm vì chúng phá vỡ hạnh phúc tinh thần của chúng ta, một khi bạn ấp ủ cảm nghĩ sân hận hay cảm nghĩ không tốt với ai, một khi lòng bạn tràn ngập hận thù hay cảm xúc tiêu cực, thì người khác hình như cũng thù nghịch với bạn. Cho nên kết quả là sợ hãi nhiều hơn, sự ức chế và lưỡng lự nhiều hơn, và cảm giác bất an. Những thứ này phát triển, và thấy cô đơn ở giữa một thế giới bị coi là thù nghịch. Tất cả những cảm nghĩ tiêu cực này phát triển vì cảm nghĩ thù hận. Mặt khác những trạng thái tinh thần như ần cần tử tế, và tình thường chắc chắn là tích cực. Chúng rất hữu dụng..."
"Tôi đúng là hiếu kỳ" Tôi cắt ngang " Ngài nói có hàng ngàn trạng thái tâm khác biệt. Ngài có thể định nghĩa thế nào là một người tâm lý lành mạnh hay thích ứng tốt không? Chúng ta phải sử dụng định nghĩa này làm nguyên tắc chỉ đạo để quyết định trạng thái tinh thần nào cần phải trau dồi và trạng thái nào cần phải loại bỏ."
Ngài cười, rồi với nét khiêm nhường nổi bật của Ngài, Ngài trả lời: "Là một chuyên gia tâm thần học, ông phải có một định nghĩa hay hơn về người có tâm lý lành mạnh."
"Nhưng tôi muốn đây là quan điểm của Ngài"
"Được, tôi coi một người có lòng trắc ẩn, nồng nhiệt, tốt bụng là lành mạnh. Nếu bạn duy trì được cảm xúc tình thương, lòng từ ái, thì điều gì đó tự động mở cánh cửa bên trong bạn. Nhờ đó bạn có thể giao tiếp với người khác dễ dàng hơn nhiều. Và tính niềm nở hầu như tạo ra sự chân thật cởi mở. Bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi con người đều giống bạn, cho nên bạn sẽ dễ dàng liên hệ với họ. Điều này cho bạn tình thân hữu nghị. Rồi bạn ít cần phải che đậy sự việc hơn, và kết quả là cảm nghĩ sợ hãi, sự nghi ngờ, và bất an tự động bị xua tan. Ngoài ra nó cũng tạo cảm nghĩ tin cẩn đối với những người khác. Mặt khác, thí dụ, bạn tìm được một người rất giỏi và bạn biết rằng bạn có thể tin vào khả năng của người ấy. Nhưng nếu bạn cảm giác người đó không tử tế, rồi bạn phải kìm nén cái gì đó. Bạn cảm thấy "Ồ, tôi biết người đó có thể làm được việc, nhưng thực sự tôi có thể tôi tin người ấy không?" cho nên bạn bao giờ cũng có một sự e sợ nào đó hồ như tạo ra sự xa cách người đó.
"Cho nên, dù sao, tôi vẫn nghĩ là trau dồi trạng thái tinh thần tích cực như ân cần và tình thương nhất định dẫn đến tâm lý lành mạnh và hạnh phúc hơn".

KỶ LUẬT TINH THẦN

Nghe Ngài nói tôi thấy một cái gì đó rất hấp dẫn về phương pháp để đạt hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều này tuyệt đối thực tiễn và hữu lý: Nhận biết và trau dồi những trạng thái tinh thần tích cực, nhận biết và loại bỏ những trạng thái tinh thần tiêu cực. Mặc dù đề xuất của Ngài bắt đầu bằng cách lý giải theo hệ thống các loại trạng thái tinh thần mà ta kinh qua lúc đầu tôi thấy hơi vô vị, tôi dần dần bị kích thích bởi sức mạnh của sự hợp lý và lập luận của Ngài. Và tôi thích thực tế hơn là xếp loại những trạng thái tinh thần dựa xúc cảm, hay ham thích dựa trên trên cơ sở cmột phán xét đạo đức nào đó bị áp đặt từ bên ngoài như " Tham là một tội ác" hay "Sân hận là tội lỗi", Ngài xếp loại xúc cảm là tích cực hay tiêu cực chỉ dựa trên cơ sở chúng có dẫn đến hạnh phúc cơ bản của chúng ta hay không.
Tiếp tục đối thoại với Ngài vào buổi chiều hôm sau, tôi hỏi "Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là vấn đề trau dồi trạng thái tinh thần tích cực hơn nữa như lòng tốt và vân vân... tại sao lại có quá nhiều người không hạnh phúc?"
"Muốn đạt được hạnh phúc chính đáng, nó đòi hỏi phải thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, và đó không phải là một vấn đề đơn giản". Ngài nói." Cần phải áp dụng nhiều nhân tố khác nhau từ nhiều hướng khác nhau. Bạn không nên có khái niệm, chẳng hạn như, chỉ có một chìa khóa, một bí quyết và nếu bạn có giải pháp đúng, mọi việc đều tốt đẹp. Nó cũng tương tự như chăm sóc thích hợp thân thể, bạn cần nhiều thứ vitamin và chất dinh dưỡng, không phải chỉ một hay hai. Cũng giống như thế, muốn đạt hạnh phúc, bạn cần có nhiều cách giải quyết và nhiều phương pháp để đối phó và khắc phục một loạt trạng thái tinh thần tiêu cực thay đổi và phức tạp. Và nếu bạn đang tìm cách khắc phục một số cách suy nghĩ tiêu cực, thì không thể nào có thể hoàn tất được chỉ bằng cách áp dụng một tư tưởng đặc biệt nào đó hay một rèn tập kỹ thuật nào đó một hay hai lần. Sự thay đổi cần phải có thời gian. Ngay cả đến thể chất thay đổi cũng cần phải có thời gian. Chẳng hạn, khi bạn di chuyển từ vùng khí hậu này đến vùng khí hậu khác, có thể cần thời gian mới thích nghi được với môi trường mới. Cũng như vậy, thay đổi tâm bạn cần phải có thời gian. Có nhiều nét đặc điểm tinh thần tiêu cực, cho nên bạn cần phải chăm chú và phản ứng từng nét đặc điểm một. Điều này không dễ dàng. Cần phải áp dụng đi áp dụng lại hàng loạt kỹ thuật khác nhau và có thì giờ để tự bạn quen dần với sự thực hành. Đó là tiến trình học hỏi.
"Nhưng tôi nghĩ rằng với thời gian bạn có thể có những sự thay đổi tích cực. Mỗi ngày, ngay khi bạn thức dạy, bạn có thể phát triển một động cơ suy nghĩ tích cực thành thực."Tôi sẽ sử dụng ngày hôm nay theo một đường lối tích cực hơn. Tôi không nên phí phạm ngày hôm nay. Và buổi tối trước khi lên giường, kiểm lại xem bạn đã làm được những gì, hãy tự hỏi "Tôi đã sử dụng ngày hôm nay theo như đã trù tính chưa? Nếu như mọi việc diễn ra đúng, bạn nên vui mừng. Nếu không đúng, hãy hối tiếc việc bạn đã làm và tìm ra lỗi lầm ngày đó. Cho nên, nhờ những phương pháp như vậy, bạn có thể dần dần củng cố khía cạnh tâm tích cực của bạn. "Giờ đây, thí dụ, trường hợp của riêng tôi, là một nhà sư Phật Giáo, tôi tin tưởng vào Phất Giáo, và nhờ kinh nghiệm bản thân mà tôi biết sự tu tập Phật Giáo giúp cho tôi rất nhiều. Tuy nhiên vì thói quen, qua nhiều tiền kiếp, một số sự việc có thể phát sinh như nóng giận và luyến ái. Cho nên bây giờ những gì tôi cần làm trước nhất là học về giá trị tích cực của sự tu tập, rồi xấy dựng quyết tâm, và rồi cố gắng thi hành chúng. Lúc đầu việc tiến hành tu tập tích cực còn không đáng kể, nên ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn mạnh. Tuy nhiên, cuối cùng, khi bạn càng ngày càng củng cố được sự tu tập tích cực, ứng xử tiêu cực tự động giảm thiểu. Cho nên, thực tế là thực hành "Pháp" [*] là một cuộc chiến không ngưng ở bên trong, thay thế tính nết hay thói quen tiêu cực trước đây bằng phản xạ tính nết mới tích cực."
[*] Chữ Pháp có nhiều nghĩa rộng mà không có chữ Anh nào tương đương. Chữ này thường được dùng để nói về giáo lý hay học thuyết của Đức Phật, gồm có truyền thống kinh điển cũng như lối sống và sự hiểu biết tinh thần do áp dụng giáo lý. Đôi khi người Phật Tử dùng chữ này trong ý nghĩa tổng quát hơn - có nghĩa là tu tập tinh thần hay tôn giáo trong luật tinh thần phổ biến thông thường, hay bản chất thực sự của hiện tượng - và sử dụng thuật ngữ Buddhadharma (Phật Pháp) để tham chiếu cụ thể hơn về nguyên tắc và sự tu tập của Phật Đạo. Tiếng Dharma trong tiếng Phạn bắt nguồn từ gốc từ nguyên có nghĩa là "giữ" và trong phạm vi vấn đề này nó có nghĩa rộng hơn là hành xử hay hiểu biết dùng để "giữ người ta lại" hay bảo vệ người ta khỏi bị khổ đau và nguyên nhân của nó.
Tiếp tục Ngài nói: "Dù bạn đang hoạt động nào hay sự tu tập nào, thì cũng không có gì là khó khăn nhờ sự làm quen và rèn luyện liên tục. Nhờ rèn luyện chúng ta có thể thay đổi, chúng ta có thể tự biến đổi. Trong phạm vi tu tập Phật Giáo, có nhiều phương pháp giữ cho tâm bình tĩnh khi nhiều chuyện rắc rối xẩy ra.
Nhờ tu tập lặp đi lặp lại những phương pháp này, chúng ta có thể đi đến chỗ xáo trộn nào đó vẫn có thể xẩy ra nhưng tác động tiêu cực vào tâm vẫn còn trên bề mặt, giống như làn sóng nhấp nhô trên mặt biển nhưng không có tác động sâu xuống nhiều. Mặc dù kinh nghiệm cá nhân tôi rất ít ỏi, tôi thấy nó rất đúng trong sự tu tập của cá nhân tôi. Cho nên, khi tôi nhận được một số tin tức bi thảm, vào lúc đó tôi có thể chứng nghiệm một vài xáo trộn trong tâm, nhưng rồi nó cũng qua đi rất mau. Hay tôi có thể khó chịu và bực tức, nhưng rồi nó cũng biến đi rất nhanh. Không có tác động vào tâm khảm. Không sân hận. Việc này đạt được nhờ tu tập dần dần, không thể chỉ qua một đêm mà thành công được". Nhất định là không. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rèn tập tâm từ khi Ngài bốn tuổi.
Huân tập tâm có phương pháp - sự vun trồng hạnh phúc, sự thay đổi đích thực nội tâm bằng cách chọn lựa và tập trung một cách có mục đích vào trạng thái tinh thần tích cực và chống lại trạng tinh thái thần tiêu cực - có thể thực hiện được vì chính cấu trúc và chức năng của bộ não. Chúng ta sinh ra với bộ não được kết nối về mặt di truyền với một số mô hình hành xử có thiên hướng bẩm sinh chúng ta có khuynh hướng tìm cách phản ứng lại môi trường để sinh tồn về mặt tinh thần cảm xúc và thân thể. Những tập hợp chỉ dẫn căn bản được mã hóa trong vô số hoạt hóa mô hình tế bào thần kinh bẩm sinh, sự phối hợp đặc biệt của tế bào não phát ra đáp ứng bất cứ sự việc, kinh nghiệm, hay suy nghĩ nào. Nhưng kết nối trong não không phải là tĩnh, không phải là cố định không thay đổi được. Bộ não của chúng ta có khả năng thích ứng. Các nhà khoa học thần kinh đã chứng minh bằng tài liệu một sự việc có thật là bộ não có thể lập mô hình mới, những phối hợp khác hẳn của các tế bào thần kinh và thần kinh truyền tải (hóa chất chuyển thông tin giữa những tế bào thần kinh) đáp ứng dữ kiện mới truyền vào. Thực ra, bộ não của chúng ta dễ uốn nắn, thay đổi, cấu hình lại kết nối cho phù hợp với tư tưởng và kinh nghiệm mới. Do học tập, chức năng của chính tế bào thần kinh cá nhân thay đổi, cho phép những tín hiệu điện chạy theo chúng dễ dàng hơn. Các khoa học gia gọi khả năng thay đổi vốn có của bộ não là " tính mềm dẻo"
Khả năng thay đổi kết nối của bộ não để phát triển những liên hệ thần kinh mới, đã được chứng minh trong các cuộc thí nghiệm như một thí nghiệm của các Bác Sĩ Avi Karni và Leslie Underleider tại Viện Tấm Thần Quốc Gia. Trong cuộc thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã để các đối tượng thí nghiệm thi hành một nhiệm vụ đơn giản về dấy thần kinh vận động, dùng bài tập gõ nhẹ ngón tay xuống, và xem những phản ứng của các bộ phận của não liên quan đến tác động ấy bằng máy cắt lớp não MRI. Những đối tượng thí nghiệm thực hành bài tập ngón tay hàng ngày trong bốn tuần, càng ngày càng hữu hiệu hơn và nhanh hơn. Cuối cùng sau giai đoạn bốn tuần, chụp cắt lớp não được làm đi làm lại cho thấy khu vực não dính líu tới nhiệm vụ này đã mở rộng, cho thấy thực hành đều đặn và lặp đi lặp lại một nhiệm vụ đã tổ chức được những tế bào thần kinh mới và thay đổi mối liên hệ thần kinh đầu tiên dính líu vào nhiệm vụ này.
Nét đặc biệt đáng chú ý này của bộ não có vẻ là cơ sở tâm lý cho khả năng thay đổi tâm. Bằng cách vận động tư tưởng và thực hành cách suy nghĩ mới, chúng ta có thể tái định hướng các tế bào thần kinh và thay đổi cách hoạt động của bộ não. Đó cũng là cơ sở cho khái niệm thay đổi bên trong bắt đầu bằng học hỏi (nhập liệu mới ) và kéo theo kỷ luật dần dần thay thế những "tính nết tiêu cực " (tương đương với mô hình hoạt hóa tế bào thần kinh riêng của chúng ta bằng "tính nết tích cực" (hình thành mạch thần kinh mới). Nhu vậy, khái niệm huân luyện tâm để đạt hạnh phúc trở thành khả năng có thể làm được thực sự.

KỶ LUẬT ĐẠO ĐỨC

Trong lần thảo luận sau này đề cập đến việc huân luyện tinh thần để đạt hạnh phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân mạnh "Tôi nghĩ rằng cách ứng xử đạo đức là một nét đặc thù khác thuộc loại kỷ luật nội tâm dẫn đến cuộc sống hạnh phúc. Ta có thể gọi nó là kỷ luật đạo đức. Những đại đạo sư tinh thần như Đức Phật khuyên chúng ta thực hiện những hành động thiện và tránh vui thích những hành động bất thiện. Liệu hành động của chúng ta là thiện hay bất thiện điều đó tùy thuộc vào hành động hay hành vi ấy phát sinh từ một trạng thái tâm thức có kỷ luật hay không có kỷ luật. Người ta cho rằng tâm kỷ luật dẫn đến hạnh phúc và tâm vô kỷ luật dẫn đến đau khổ, và thực tế người ta nói rằng đưa kỷ luật vào tâm là bản chất giáo lý của Đức Phật.
"Khi tôi nói kỷ luật, tôi tmuốn nói đến kỷ luật tự giác, không phải là kỷ luật do một người nào đó bên ngoài áp đặt cho bạn. Tôi nói đến thứ kỷ luật được áp dụng để khắc phục những đức tính tiêu cực. Một băng đảng tội phạm có thể cần kỷ luật để ăn cướp thành công, nhưng thứ kỷ luật ấy thật vô ích.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lại một lúc dường như để phản ảnh tập trung tư tưởng của Ngài. Hoặc có lẽ chỉ là Ngài tìm từ bằng tiếng Anh. Tôi không biết. Nhưng nghĩ về cuộc đàm thoại buổi chiều hôm đó khi Ngài ngừng lại, một cái gì đó về toàn bộ cuộc nói chuyện liên quan đến tầm quan trọng về học tập và kỷ luật bắt đầu làm cho tôi thấy khá nhạt nhẽo khi nó tương phản với những mục tiêu cao quý của hạnh phúc thực sự, tăng trưởng tinh thần và sự thay đổi hoàn toàn nội tâm. Dường như sự tìm cầu hạnh phúc bằng cách này hay cách khác là một tiến trình tự phát.
Đưa ra vấn đề, tôi xen vào "Ngài mô tả những xúc cảm ứng xử tiêu cực là "bất thiện" và ứng xử tích cực là "thiện". Hơn nữa, Ngài nói tâm không được huân luyện hay vô kỷ luật nói chung đưa đến kết quả ứng xử tiêu cực hay bất thiện, cho nên chúng ta phải học và rèn luyện mình nhằm tăng trưởng ứng xử tích cực. Cho đến bây giờ mọi điều đều tốt đẹp.
"Nhưng điều làm cho tôi băn khoăn là sự xác định của Ngài về ứng xử tiêu cực hay bất thiện là những ứng xử dẫn đến khổ đau. Và Ngài định nghĩa một ứng xử thiện dẫn đến hạnh phúc. Ngài cũng bắt đầu với tiền đề căn bản là tất cả chúng sanh với mong muốn tránh khổ đau và đạt hạnh phúc - sự ham thích này là bẩm sinh; điều này không cần phải học. Vậy thì câu hỏi là: Nếu tự nhiên là chúng ta mong muốn tránh khổ đau thì tại sao chúng ta không càng ngày càng bị đẩy lui một cách tự nhiên bởi ứng xử tiêu cực hay bất thiện khi trở về già? Và nếu là tự nhiên muốn có hạnh phúc thì tại sao chúng ta không hàng ngày càng ngả về ứng xử thiện một cách tự động và tự nhiên để rồi được hạnh phúc hơn khi đời ta tiến về phía trước? Tôi muốn nói là nếu những ứng xử thiện tự nhiên dẫn đến hạnh phúc và chúng ta muốn có hạnh phúc, liệu điều đó có xẩy ra như một tiến trình tự nhiên không? Tại sao chúng ta cần nhiều đến giáo dục, huân luyện và kỷ luật để tiến trình ấy xẩy ra?
Lắc đầu, Ngài Đạt Lai Lạt Ma trả lời " Ngay cả đến trong những điều kiện thông thường, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta coi giáo dục là một nhân tố rất quan trọng để bảo đảm một cuộc sống thành công và hạnh phúc. Và kiến thức không thể có được một cách tự nhiên. Chúng ta phải rèn luyện, chúng ta phải trải qua một loại chương trình huân luyện có hệ thống và vân vân.. Và chúng ta coi giáo dục và huân luyện thông thường này là hết sức khó, nếu không tại sao các học sinh lại cần đến nhiều kỳ nghỉ như vậy? Tuy nhiên chúng ta biết loại giáo dục đó rất quan trọng nhằm bảo đảm một cuộc sống thành công và hạnh phúc.
"Cũng giống như vậy, muốn làm việc thiện cũng không đến một cách tự nhiên mà chúng ta phải có ý thức rèn luyện để hướng tới nó. Đúng vậy, nhất là trong xã hội hiện đại, bởi vì có một khuynh hướng tin rằng vấn đề việc thiện và bất thiện - làm gì và không nên làm gì - được coi là trong phạm vi hoạt động của tôn giáo. Theo truyền thống tôn giáo được coi là có trách nhiệm của tôn giáo qui định cách ứng xử nào là thiện và bất thiện. Tuy nhiên trong xã hội ngày này, tôn giáo đã mất uy tín và ảnh hưởng của nó ở một mức nào đó. Và đồng thời, không có sự lựa chọn nào, như đạo lý thế tục xuất hiện để thay thế vào. Cho nên dường như ít có sự lưu tâm đến sự cần thiết phải có lối sống thiện. Chính vì điều này mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải gắng sức nhiều và có ý thức làm việc tiến tới đạt loại kiến thức này. Thí dụ, mặc dù cá nhân tôi tin tưởng bản chất con người chúng ta căn bản là hòa nhã và giàu lòng thương, nhưng tôi cảm thấy không đủ vì bản chất tiềm ẩn của chúng ta, chúng ta cũng phải phát triển sự đánh giá cao và tỉnh thức về sự thật đó. Và thay đổi cách nhận thức chính mình, nhờ học tập và hiểu biết, có thể có tác động thực sự vào cách chúng ta tương tác với những người khác và cách chúng ta sống hàng ngày ".
Vờ không đồng ý để nêu ra vấn đề, tôi phản kháng " Tuy nhiên Ngài đã sử dụng sự tương đồng của hệ thống giáo dục và rèn luyện lý thuyết thông thường. Điều đó là một việc. Nhưng nếu Ngài nói chuyện về cách ứng xử nào đó gọi là thiện hay tích cực, dẫn đến hạnh phúc, và những ứng xử khác dẫn đến khổ đau thì tại sao phải học nhiều đến thế mới nhận biết ra chúng và phải rèn luyện quá nhiều mới thực hiện được cách ứng xử tích cực và loại bỏ ứng xử tiêu cực? Tôi muốn nói là nếu bạn đưa tay vào lửa, bạn sẽ bị bỏng. Bạn rụt tay lại, bạn đã biết cách ứng xử này dẫn đến khổ đau. Bạn đâu cần học hay rèn luyện nhiều mới biết đừng đụng vào lửa nữa.
"Vậy thì, tại sao tất cả những cách ứng xử hay cảm xúc dẫn đến khổ đau lại không như vậy? Chẳng hạn, Ngài cho rằng nóng giận và sân hận rõ ràng là những cảm xúc tiêu cực và cuối cùng dẫn đến khổ đau. Nhưng tại sao ta phải được giáo dục về những hậu quả có hại của nóng giận và sân hận để loại bỏ chúng? Vì nóng giận trực tiếp gây ra cảm xúc khó chịu cho con người, chắc chắn là dễ cảm thấy trực tiếp cái khó chịu ấy, tại sao ta không tự nhiên và tự động tránh nó trong tương lai?
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chú ý nghe những lập luận của tôi, đôi mắt thông minh của Ngài như mở rộng ra, như thể Ngài hơi ngạc nhiên, hoặc thậm chí thích thú về tính ngấy thơ trong câu hỏi của tôi. Rồi với một chuỗi cười lớn, đầy thiện chí Ngài nói:
"Khi bạn nói về kiến thức dẫn đến tự do hay giải pháp của một vấn đề, bạn phải hiểu rằng có nhiều mức độ khác nhau. Thí dụ, con người ở vào Thời Đại Đồ Đá không biết nấu thịt nhưng vẫn có nhu cầu sinh học về ăn, cho nên họ ăn giống như thú hoang. Khi con người tiến bộ, họ học cách nấu và nêm các loại gia vị khác nhau làm cho đồ ăn ngon hơn và làm thành nhiều món. Và ngay cả thời đại ngày nay, nếu chúng ta bị bệnh đặc biệt nào đó và nhờ kiến thức chúng ta biết được loại đồ ăn nào không tốt cho chúng ta, thì dù chúng ta thích ăn món đó, nhưng chúng ta cũng tự kiềm chế không ăn. Cho nên rõ ràng là mức độ kiến thức càng tinh vi thì chúng ta sẽ đương đầu với thế giới tự nhiên càng hiệu quả.
"Bạn cần có khả năng xét đoán hậu quả trong tương lai gần và xa về cách ứng xử của bạn và cân nhắc cả hai. Thí dụ, khắc phục nóng giận, mặc dù thú vật cũng chứng nghiệm nóng giận, nhưng chúng không biết nóng giận là tai hại. Tuy nhiên con người ở một mức độ khác, khác ở chỗ bạn có sự tự ý thức để bạn ngẫm nghĩ và quan sát khi nóng giận phát sinh, nó làm hại bạn. Cho nên bạn có sự phán xét nóng giận là tiêu cực. Bạn cần phải biết suy luận. Cho nên không phải là đơn giản như đưatay vào lửa, và để rồi bị bỏng, và để rồi biết không bao giờ làm điều đó trong tương lai nữa. Học vân và kiến thức về những gì dẫn đến hạnh phúc và những gì gây khổ đau càng tinh vi thì bạn sẽ có nhiều kết quả hơn trong việc đạt hạnh phúc. Cho nên, chính vì điều đó tôi nghĩ rằng giáo dục và kiến thức là rất quyết định." Tôi cho là Ngài cảm thấy tôi vẫn phản kháng khái niệm về giáo dục đơn giản là một phương cách để thay đổi nội tâm, Ngài nhận xét " Một vấn đề trong xã hội hiện nay là thái độ của chúng ta hướng về giáo dục như thể nó chỉ làm cho bạn tài giỏi hơn. Đôi khi dường như những người ít học, ít tinh vi hơn về đào tạo giáo dục, thì họ lại càng chất phác và ngay thật hơn. Mặc dù xã hội chúng ta không nhân mạnh vào việc này, nhưng việc sử dụng kiến thức và giáo dục lại quan trọng nhất là giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm các hành động thiện và đưa kỷ luật vào tâm chúng ta. Sử dụng thích hợp trí thông minh và kiến thức sẽ đem lại sự thay đổi từ bên trong để phát triển lòng tốt".
Last Updated on Satuday, 17 September 2011 11:50